Hàng nội áp lực vì nhân dân tệ mất giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhân dân tệ liên tục bị phá giá về mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay khiến hàng Việt bị cạnh tranh khốc liệt hơn tại chính sân nhà.
 
Trung Quốc hạ giá nhân dân tệ 2 ngày liên tiếp. ẢNH: REUTERS
Giá USD/CNY giảm về mức thấp nhất 12 năm
Ngày 27.5, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã ấn định tỷ giá trung tâm nhân dân tệ (CNY) ở mức 7,1092 CNY đổi 1 USD, tăng 0,0201 CNY. Đây là ngày điều chỉnh tăng giá CNY sau 2 ngày giảm mạnh 0,5%, về mức 7,1293 - mức thấp nhất kể từ 12 năm trở lại đây. Tỷ giá USD/CNY giao dịch trên thị trường ngoài nước tiếp tục mất giá, ở mức 7,1521 ở chiều mua vào và bán ra ở 7,1531.
Năm 2019, nước này cũng liên tục phá giá CNY khi xảy ra chiến tranh thương mại với Mỹ, có thời điểm 7,1 CNY đổi 1 USD. Sau khi 2 nước ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào đầu năm 2020, giá CNY mạnh trở lại. Thế nhưng, quan hệ 2 nước đang ngày càng trở nên căng thẳng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Trung Quốc đã để xảy ra đại dịch Covid-19, cũng như bất đồng về vấn đề Hồng Kông khiến CNY lại lao dốc.
Mất giá so với USD làm CNY tại một số ngân hàng thương mại trong nước giảm. Ngày 26.5, Eximbank giảm giá 53 đồng/CNY so với đầu tháng, tương đương 1,57%, mua vào còn 3.225 đồng/CNY, bán ra 3.316 đồng/CNY. Hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành tỷ giá trung tâm hằng ngày để điều hành chính sách, trong đó 8 loại tiền tệ được tham chiếu để tính tỷ giá trung tâm là USD, baht, euro, CNY, SGD, yen Nhật, won Hàn Quốc, TWD. Đây là những tiền tệ có tỷ trọng đầu tư và thương mại lớn nhất đối với Việt Nam, nên sự tăng - giảm giá của các tiền tệ này sẽ ảnh hưởng phần nào đến thị trường trong nước.
Áp lực lên hàng Việt
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2020 đạt 12,7 tỉ USD, tăng 22,1% so với năm 2019; nhập khẩu đạt 22,38 tỉ USD, giảm 1,6% so với năm 2019. Như vậy, Việt Nam đang nhập siêu từ thị trường Trung Quốc 9,68 tỉ USD. Với mức độ này, việc CNY mất giá không chỉ khiến các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu mất vui mà hàng hóa trong nước cũng bị áp lực cạnh tranh.
Khi nghe thông tin giá CNY giảm, ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy sản CAFATEX, không mấy vui vẻ dù hàng xuất sang thị trường này từ mấy tháng dịch Covid-19 đến nay số lượng không nhiều. Theo ông Kịch, giá CNY giảm khiến hàng thủy sản sang thị trường này bị ép giảm để có thể cạnh tranh lại với DN của các nước khác. Trong khi mãi lực tại thị trường Trung Quốc cũng còn rất yếu. Đa số DN Trung Quốc mua hàng ít hơn trước, mà sản lượng thủy sản xuất sang nước này lại nhiều, nên buộc DN Việt Nam phải hạ giá. Hàng nông sản, thủy sản... của Việt Nam chủ yếu xuất tiểu ngạch và thanh toán bằng CNY, nên sẽ bị ảnh hưởng khi giá CNY giảm.
Ở chiều ngược lại, CNY mất giá cũng khiến hàng Trung Quốc vào thị trường Việt sẽ rẻ hơn trước, gây áp lực cho hàng Việt. Tuy nhiên theo các chuyên gia, CNY mất giá vẫn cần thêm thời gian quan sát và đánh giá. Dù kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc lớn, nhưng tiền tệ thanh toán cho hàng hóa chủ yếu vẫn phụ thuộc vào USD, chỉ một số hợp đồng giao dịch tiểu ngạch được thanh toán bằng CNY nên độ ảnh hưởng sẽ không lớn.
Ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho biết mức điều chỉnh giảm giá CNY gần đây khoảng 0,5%, chưa bằng mức giảm những lần trước. Còn so với đầu năm, giá CNY tại Việt Nam giảm 1,5% cũng chưa ảnh hưởng gì nhiều đến DN xuất nhập khẩu
Qua số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quý 1, ông Nghĩa nhận định tốc độ tăng trưởng hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc quý 1 tốt hơn nhiều so với nhập khẩu. Điều này sẽ được tiếp tục duy trì từ nay cho đến cuối năm khi các nước vẫn đang trong giai đoạn chống dịch Covid-19, chưa mở cửa cho hàng hóa giao thương nhiều. Trong khi Việt Nam đã kiểm soát được dịch nên có điều kiện sản suất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cho xuất khẩu.
Trước những diễn biến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian gần đây, đặc biệt khả năng Mỹ sẽ đánh thuế hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào nước này thì Trung Quốc có khả năng tiếp tục thực hiện nhiều lần phá giá CNY để hỗ trợ hàng xuất khẩu như đã từng diễn ra trong năm 2019.
Trong trường hợp CNY mất giá nhiều, lên đến 5 - 6%, trong khi đồng USD trên thị trường quốc tế đang mạnh lên (chỉ số USD-Index có thời điểm vượt 100 điểm - PV) làm cho tiền đồng tăng giá, lúc này Việt Nam cũng cần chuẩn bị những kịch bản bởi sẽ có ảnh hưởng đối với hàng xuất nhập khẩu.

Ông Lê Xuân Nghĩa

Thanh Xuân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Temu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.