Hàng loạt nhà thầu ngã ngựa vì dính quỹ đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Trụ sở Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Có đến 16 nhà thầu thi công công trình đường thủy đang đứng trước nguy cơ bị cấm tham gia đấu thầu dự án do Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam làm chủ đầu tư.
Cấm dự thầu
Ngày 30/7, ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xác nhận với phóng viên Báo Đầu tư rằng, cơ quan này đã nhận được kiến nghị của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) yêu cầu xử lý 16 doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong đấu thầu khi tham gia các công trình đường thủy do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam làm chủ đầu tư.
“Chúng tôi đang rà soát các quy định có liên quan để có kiến nghị Bộ GTVT hình thức xử lý phù hợp”, ông Giang cho biết.
Vào tháng 10/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt đầu thụ lý điều tra vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Vào cuối tháng 6/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có Công văn số 2925/CSĐT gửi Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị xử lý vi phạm xảy ra tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Cụ thể, qua quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, cuối năm 2015 - đầu năm 2016, ông Phạm Văn Thông, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đường thủy nội địa Việt Nam thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã thu tiền trái pháp luật của 14 cá nhân đại diện cho 16 nhà thầu (doanh nghiệp) thi công các công trình đường thủy do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam làm chủ đầu tư năm 2015, với tổng số tiền là 4,225 tỷ đồng và 27.900 USD.
Các đơn vị có tên trong danh sách vi phạm tại Công văn số 2925/CSĐT gồm Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư thương mại và hạ tầng Đất Việt; Xí nghiệp Khảo sát và Thiết kế thuộc Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông công chính Hải Phòng; Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng 89; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình thủy; Công ty cổ phần Xây dựng FS; Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 7; Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6; Công ty TNHH MTV Lũng Lô 3; Công ty cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa; Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 2; Trung tâm Tư vấn phát triển công nghệ xây dựng (thuộc Trường đại học Hàng hải); Công ty cổ phần Đầu tư Thịnh Phát; Công ty cổ phần Tư vấn HCC Hà Nội; Công ty cổ phần Tư vấn thi công Alpha; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và thương mại Sơn Hà; Công ty cổ phần Tư vấn Việt Hà.
Căn cứ Điều 6, Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan Cảnh sát điều tra kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT cấm 16 doanh nghiệp nói trên tham gia đấu thầu, thi công các gói thầu có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Hiện chưa có thông tin cụ thể được công khai từ Cơ quan Cảnh sát điều tra liên quan đến việc liệu có sự chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với hành vi thu tiền trái phép của ông Phạm Văn Thông với 16 nhà thầu hay không. Tuy nhiên, vào tháng 6/2019, Bộ GTVT đã có Quyết định số 1047/QĐ-BGTVT thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Hoàng Hồng Giang, do đã vi phạm quy định về người đứng đầu trong việc để xảy ra tham nhũng tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Xử lý nghiêm, công khai lỗi vi phạm
Theo thông tin của Báo Đầu tư, giữa tháng 7/2019, Bộ GTVT đã có công văn chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam với trách nhiệm là chủ đầu tư dự án, căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và đề nghị của Cơ quan Cảnh sát điều tra đề xuất hình thức xử lý các nhà thầu theo quy định.
“Trên cơ sở đề xuất của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ GTVT sẽ xử lý nghiêm 16 nhà thầu theo đúng quy định của Luật Đấu thầu”, một lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
Được biết, nếu kiến nghị của Cơ quan Cảnh sát điều tra được thông qua, đây sẽ là số lượng nhà thầu bị cấm tham gia đấu thầu lớn nhất trong lịch sử ngành GTVT. Trước đó, vào tháng 7/2017, 2 nhà thầu có hành vi gian dối tại Dự án Quản lý dự án tài sản đường bộ Việt Nam sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) đã bị cấm tham gia đấu thầu 3 năm tại các dự án do Bộ GTVT quản lý.
Trong Công văn số 4888/BKHĐT-QLĐT ngày 15/7/2019 gửi Bộ GTVT liên quan đến kiến nghị xử lý vi phạm tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc xử lý vi phạm trong đấu thầu thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, Điều 73 và điểm a, khoản 3, Điều 90, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Cụ thể, người có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi của bộ, ngành, địa phương hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước.
Đối với đề nghị của Cơ quan Cảnh sát điều tra về việc cấm 16 doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong đấu thầu khi tham gia các công trình đường thủy do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam làm chủ đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ GTVT căn cứ quy định tại Điều 89, Luật Đấu thầu; Điều 122, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và trên cơ sở hành vi, mức độ vi phạm, thẩm quyền xử lý để xem xét, xác định hình thức xử lý vi phạm.
“Việc xử lý vi phạm phải được công khai, trong đó quyết định xử lý vi phạm phải gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp và đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia”, Công văn số 4888/BKHĐT-QLĐT nêu rõ.
Cuối tháng 10/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Văn Thông để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập "quỹ đen" tại cơ quan này.
Cuối tháng 12/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Mạnh Hùng, quyền Trưởng phòng Kế hoạch - Đầu tư (Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) để điều tra vụ lập "quỹ đen" trái quy định.
Đến tháng 3/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với ông Trần Đức Hải, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 356, Bộ luật Hình sự năm 2015. Ông Hải bị bắt vì có hành vi đồng phạm với một số cán bộ Cục Đường thủy nội địa trong việc lập "quỹ đen" trái quy định tại cơ quan này.
Đầu tư Chứng khoán(Theo Bảo Như/ baodautu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.

null