Hamas có thể tạo ra trận lụt tồi tệ và tuyên bố rắn của ông Netanyahu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Theo một bản ghi nhớ “Điều gì sẽ xảy ra nếu..” do Viện nghiên cứu ImagIndia có trụ sở tại New Delhi soạn thảo, phong trào Hamas của người Palestine có khả năng tạo ra một trận lũ lụt ở khu vực phía bắc Dải Gaza, nơi đang diễn ra giao tranh giữa tổ chức này và quân đội Israel.
Người Palestine đau đớn khi người thân thiệt mạng do bị lực lượng Israel tấn công ngày 11-11. Ảnh: AP

Người Palestine đau đớn khi người thân thiệt mạng do bị lực lượng Israel tấn công ngày 11-11. Ảnh: AP

Nội dung này nói rằng Hamas có thể tạo ra "trận lụt" bằng cách cho nổ một quả bom từ xa trên bờ biển Địa Trung Hải, kênh truyền hình ETV Bharat của Ấn Độ cho biết.

Thông tin của ImagIndia lưu ý rằng các đường hầm của Hamas nằm sâu trung bình 15m dưới mặt đất Gaza, nhưng có những khu vực chúng chỉ được đào ở độ sâu chỉ 0,9m đến 1,2m dưới lòng đất để nối với bờ biển Địa Trung Hải.

Do đó nếu Israel tiến sâu hơn vào Gaza, Hamas sẽ cho nổ bom trên bờ biển Địa Trung Hải để nước biển sẽ tràn vào qua các đường hầm và làm ngập lụt các khu vực trũng thấp, tạo ra một vành đai đầm lầy khoảng 4km, khiến xe tải và xe tăng của Israel gần như không thể di chuyển.

Bản ghi chép trên cũng đề cập đến việc Mỹ đã phê duyệt việc bán vũ khí dẫn đường chính xác cho Tel Aviv vào tháng 5-2023.

Quân đội Israel lựa chọn sử dụng bom GBU-28 “phá hầm” do Mỹ sản xuất trên các đường hầm. Tuy nhiên, việc thả bom phá boong-ke để đáp trả vụ nổ "bom lũ nước biển" của Hamas sẽ khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn, làm tăng đáng kể quy mô của các khu vực bị ngập lụt.

Vì sử dụng bom phá boong-ke có thể không phải là một lựa chọn, nên các nguồn tin không chính thức cho biết Israel có thể bơm một chất hóa học vào mạng lưới đường hầm để tiêu diệt Hamas và tạo điều kiện giải cứu con tin.

Liên quan, trong ngày 11/11, Liên đoàn Ả Rập và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), nhóm quy tụ 57 thành viên bao gồm Iran, ban đầu dự định tổ chức hai hội nghị riêng biệt. Sau đó, các nhà ngoại giao Ả Rập quyết định sáp nhập hai hội nghị sau khi các phái đoàn của Liên đoàn Ả Rập không đạt được thỏa thuận về tuyên bố cuối cùng.

Về phía Israel, trả lời báo chí đầu tuần này, ông Netanyahu nói Israel sẽ chịu trách nhiệm về "an ninh tổng thể" ở Gaza "trong một thời gian không xác định" sau chiến sự. Tuy nhiên sau đó, ông cho biết Israel không có ý định chiếm đóng hay cai quản Gaza, dù một "lực lượng đáng tin cậy" nếu cần thiết có thể tiến vào lãnh thổ này trong tương lai để ngăn chặn sự trỗi dậy của các nhóm vũ trang.

Chiến sự vẫn tiếp diễn ác liệt với báo cáo về các cuộc tấn công nhằm vào hệ thống bệnh viện vốn đang quá tải nặng nề ở Gaza, bao gồm bệnh viện lớn nhất, Al Shifa, tại thành phố Gaza.

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường công tác nắm thông tin, dự báo tình hình

Tăng cường công tác nắm thông tin, dự báo tình hình

(GLO)- Sáng 29-10, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị giao ban giữa Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh-Công an tỉnh-Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh sơ kết nhiệm vụ quý III và triển khai nhiệm vụ quý IV-2024. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Mong sớm được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh

Đề nghị sớm công nhận di tích lịch sử địa điểm máy bay chở tướng Mỹ bị du kích Puih Glớ bắn rơi

(GLO)- Nhằm tiếp tục thu thập thông tin, củng cố hồ sơ, sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Địa điểm máy bay Mỹ bị Puih Glớ cùng du kích xã Ia Hrung bắn rơi”.