Hải Phòng trưng bày 12 bảo vật Quốc gia từ thời nhà Lý, nhà Mạc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 6.5, Sở Văn hóa thể thao Hải Phòng đã tổ chức họp báo để thông báo về lễ công bố và trưng bày 12 bảo vật Quốc gia vào ngày 8.5 tới.
 
Hải Phòng có 12 cổ vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ảnh: CTV
Hải Phòng có 12 cổ vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ảnh: CTV
Theo bà Trần Thị Hoàng Mai – Giám đốc Sở Văn hóa thể thao Hải Phòng, thành phố có 12 cổ vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật Quốc gia.
Để giới thiệu đến người dân về những bảo vật này, thành phố sẽ tổ chức công bố Quyết định công nhận và trưng bày các bảo vật Quốc gia để người dân thành phố chiêm ngưỡng.
 
Giám đốc Sở Văn hóa thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai thông tin về Lễ công bố và trưng bày Bảo vật Quốc gia. Ảnh: MC
Giám đốc Sở Văn hóa thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai thông tin về Lễ công bố và trưng bày Bảo vật Quốc gia. Ảnh: MC
12 bảo vật Quốc gia của Hải Phòng được công nhận lần này bao gồm Long đao (có niên đại từ thế kỷ XVII - XVIII), hiện đang được trưng bày tại Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng).
Long đao có lưỡi đao và cán (chuôi) đao bằng sắt; khâu đao bằng đồng, chiều dài 240 cm, nặng 12,8 kg. Đây là hiện vật gốc độc bản, chưa thấy xuất hiện trong các di tích và bảo tàng ở Việt Nam. Khâu đao tạo tác hình linh vật Nhai Tí (hay còn gọi Nhái Xế, đầu gần giống rồng), mang phong cách Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 - 18).
Bảo vật Quốc gia - pho tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung
Bảo vật Quốc gia - pho tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung
Bảo vật thứ hai là tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung (vị vua khai sáng ra Vương triều nhà Mạc) bằng chất liệu đá vôi có chiều cao 63cm, ngang vai rộng 37cm, ngang gối rộng 55cm.
Pho tượng hiện được đặt tại chùa Trà Phương, xã Thuỵ Hương, huyện Kiến Thuỵ, TP.Hải Phòng.
Pho tượng cũng là hiện vật gốc độc bản, hình thức độc đáo (tượng tròn, hình thức ngồi kiết già toàn phần – một dạng thiền định của Phật giáo, trên mũ tượng có một con chim đang bay xuống), chưa thấy xuất hiện trong các di tích và bảo tàng ở Việt Nam, có niên đại thời Mạc (thế kỷ XVI) – là cổ vật có giá trị trên nhiều lĩnh vực về điêu khắc, lịch sử, văn hoá, khoa học, mỹ thuật.
Bảo vật Quốc gia - bức phù điêu Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (vợ Thái tổ Mạc Đăng Dung)
Bảo vật Quốc gia - bức phù điêu Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (vợ Thái tổ Mạc Đăng Dung)
Bảo vật thứ ba phù điêu Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (vợ Thái tổ Mạc Đăng Dung) bằng chất liệu đá vôi, cao 56cm, ngang vai rộng 23cm, ngang gối rộng 29cm, phần bia cao 74cm, phần đế bia rộng 40cm.
Phù điêu có niên đại năm 1551 thời nhà Mạc, hiện cũng được lưu giữ tại chùa Trà Phương, xã Thuỵ Hương, huyện Kiến Thuỵ, TP.Hải Phòng, cũng là vật cổ, độc bản, chưa thấy xuất hiện trong các di tích và bảo tàng ở Việt Nam.
Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn là người Trà Phương, huyện Nghi Dương (cùng huyện với Thái tổ Mạc Đăng Dung), bà là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Sinh thời, bà làm nhiều việc thiện, công đức tiền, bạc, ruộng đất vào các chùa thờ Phật. Việc tạc phù điêu Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn dưới dạng Hậu Phật (tín đồ Phật giáo/Phật tử) thể hiện giá trị văn hoá tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc.
Bộ sưu tập gốm men trắng An Biên với 9 hiện vật
Bộ sưu tập gốm men trắng An Biên với 9 hiện vật
Bảo vật tiếp theo là bộ sưu tập gốm men trắng An Biên gồm 9 hiện vật với 4 chiếc ấm, 2 chiếc liễn, 3 chiếc đĩa bằng chất liệu gốm.
Đây cũng là hiện vật gốc, độc bản, có cùng kiểu trang trí, men trắng rạn và cùng niên đại thời Lý, tình trạng hiện vật được bảo quản nguyên dạng, chưa từng gặp bộ sưu tập thứ hai tại các bảo tàng, các di tích hay trong các bộ sưu tập tư nhân tại Việt Nam.
Bộ sưu tập là của nhà sưu tập Trần Đình Thăng, Hội Cổ vật Hải Phòng. 
Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 12 bảo vật Quốc gia được tổ chức tại Nhà hát thành phố và trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng vào ngày 8.5 nhằm khẳng định giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc, phát huy và quảng bá giá trị di sản văn hóa, lịch sử của các bảo vật trên địa đến với người dân thành phố và du khách.
Theo Mai Chi (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.