Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ thổi tai của người Jrai ở xã Ia Yeng thường được tổ chức vào mùa Xuân khi các hoạt động nông nghiệp không quá bận rộn. Nghi lễ này được thực hiện đối với trẻ em từ 4 tháng đến 1 tuổi với mong muốn cầu mong cho trẻ khỏe mạnh, lớn lên lanh lợi, giỏi giang. Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị các lễ vật, đa phần sẽ chuẩn bị cây nêu, 3 ghè rượu, 1 con heo và 3 con gà.

tuy-theo-dieu-kien-cua-tung-gia-dinh-de-chuan-bi-le-vat-cho-le-thoi-tai-cho-con-minh.jpg
Gia đình chuẩn bị lễ vật cho lễ thổi tai cho con mình

Sau khi khấn xin thần linh, chủ lễ sẽ bắt đầu thực hiện các nghi thức cúng lễ thổi tai cho trẻ. Theo đó, chủ lễ sẽ sử dụng 1 cuộn chỉ đã được rút lõi và nhúng vào bát đồng đựng nước rồi lần lượt áp vào tai trẻ kết hợp cầu khấn thần linh, tổ tiên phù hộ, chở che cho đứa trẻ luôn được khỏe mạnh, có trí tuệ thông minh.

dau-tien-chu-le-se-su-dung-cuon-chi-nhung-nuoc-de-ap-vao-tai-be-cau-cho-be-khoe-manh-gioi-giang-va-thanh-nguoi-co-ich-cho-gia-dinh.jpg
Đầu tiên, chủ lễ sẽ sử dụng cuộn chỉ nhúng nước để áp vào tai trẻ để cầu cho bé khỏe mạnh, giỏi giang.

Tiếp đó, chủ lễ thực hiện liên tục 7 lần đưa đứa trẻ ra sau qua vai phải mình cho mẹ bé nhận lại rồi tiếp tục đưa cho chủ lễ; sau đó, chủ lễ đặt đứa trẻ giữa hai đùi của mình và dùng tay trở đầu trẻ 3 lần, 5 lần, 7 lần hoặc 9 lần. Những nghi thức này mang ý nghĩa khi còn nhỏ, đứa trẻ đã làm quen với những khó khăn, vất vả trong cuộc sống và sau này lớn lên sẽ luôn nhớ về gia đình, buôn làng.

sau-cac-nghi-thuc-lam-le-thoi-tai-cho-dua-tre-chu-le-se-chuan-bi-ruou-ghe-va-le-vat-cung-cam-on-ba-mu-da-gop-cong-giup-dua-tre-ra-doi-an-toan.jpg
Chủ lễ chuẩn bị rượu ghè và lễ vật để cúng lễ cảm ơn thần linh và những người đã giúp đỡ để đứa bé ra đời an toàn

Kết thúc lễ cúng, chủ lễ sẽ làm lễ cúng cảm ơn thần linh và những người đã góp công giúp cho trẻ ra đời an toàn, cứng cáp; đồng thời, mời thần linh, tổ tiên ông bà hưởng lễ vật trước khi mời mọi người có mặt tại buổi lễ cùng uống rượu. Tại đây, những người có mặt sẽ chúc mừng đứa trẻ bằng tiền mặt hoặc gạo với mong muốn bé lớn lên khỏe mạnh, có cuộc sống đủ đầy.

ket-thuc-le-thoi-tai-chu-le-moi-moi-nguoi-co-mat-uong-ruou-va-chuc-mung-dua-tre-7418.jpg
Kết thúc lễ thổi tai, chủ lễ mời mọi người có mặt uống rượu và chúc mừng đứa trẻ

Lễ thổi tai có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hoá của người Jrai, đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp cuộc đời để qua đó thần linh, gia đình và cộng đồng đón nhận một thành viên mới. Từ đó, phù hộ, chở che cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, giỏi giang, có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc và trở thành người có ích cho cộng đồng buôn làng.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn viên xã Tuy Phước đang kiểm tra sách. Ảnh: Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tuy Phước

Xã Tuy Phước phát động xây dựng “Tủ sách hy vọng”

(GLO)- Từ ngày 20 đến 22-7, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tuy Phước (tỉnh Gia Lai) phát động xây dựng mô hình “Tủ sách hy vọng”. Đây là hoạt động nhằm thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 (dự kiến diễn ra trong tháng 8-2025).

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

(GLO)- Chồng tôi nhận quyết định chuyển công tác vào một sáng cuối tháng Năm, khi sương vẫn còn giăng mờ trên những con dốc quen thuộc của phố núi Pleiku. Tin anh phải xuống Quy Nhơn theo diện hợp nhất 2 tỉnh không bất ngờ.

Bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn đặt tại Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Phục chế ngai vàng triều Nguyễn: Trả lại nguyên trạng năm 2015, đảm bảo đúng tinh thần bảo vật quốc gia

(GLO)-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa có văn bản chính thức góp ý kế hoạch phục chế ngai vua triều Nguyễn, bảo vật quốc gia bị phá hoại hồi tháng 5 - 2025 tại điện Thái Hòa, yêu cầu phục hồi hiện trạng "gần giống nhất" so với năm 2015, thời điểm hiện vật được lập hồ sơ công nhận.

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

(GLO)- Vở diễn Trò chơi của quỷ do Ðoàn ca kịch bài chòi Bình Ðịnh (thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Gia Lai) dàn dựng vừa giành huy chương đồng tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ V-năm 2025.

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

null