Trưng bày 1.000 tư liệu kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 28.3, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định tổ chức trưng bày, giới thiệu 1.000 tài liệu, tư liệu, hình ảnh với chủ đề "Bình Định 50 năm xây dựng và phát triển".

Với chủ đề "Bình Định 50 năm xây dựng và phát triển", diễn ra từ ngày 28.3 - 5.5, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định trưng bày, giới thiệu những tư liệu lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ; ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn của ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31.3.1975) trong sự nghiệp cách mạng đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Nhiều sinh viên đã đến tìm hiểu các tư liệu lịch sử tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định
Nhiều sinh viên đã đến tìm hiểu các tư liệu lịch sử tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định

Những tư liệu này cũng ghi lại những dấu mốc quan trọng, thành tựu của tỉnh Bình Định sau 50 năm xây dựng và phát triển với 3 chủ đề: Phát huy hào khí Tây Sơn, kiên cường quật khởi, tốc chiến tốc thắng; Bình Định trên đường đổi mới và phát triển (từ 1975 đến nay); danh xưng và địa giới hành chính tỉnh Bình Định.

Tư liệu về các cuộc chiến đấu của quân và dân Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ
Tư liệu về các cuộc chiến đấu của quân và dân Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ
Trưng bày di ảnh, lý lịch của các Anh hùng LLVT, Mẹ Việt Nam anh hùng
Trưng bày di ảnh, lý lịch của các Anh hùng LLVT, Mẹ Việt Nam anh hùng
Ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, đọc tư liệu về các Mẹ Việt Nam anh hùng
Ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, đọc tư liệu về các Mẹ Việt Nam anh hùng

Qua đó, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm trong công cuộc phát triển tỉnh nhà; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân "tăng tốc, bứt phá" thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2025 cùng đất nước bước vào "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Sinh viên tham quan triển lãm, đọc tư liệu lịch sử
Sinh viên tham quan triển lãm, đọc tư liệu lịch sử
Cán bộ, công viên chức xem hiện vật tại triển lãm
Cán bộ, công viên chức xem hiện vật tại triển lãm

Tham quan, đọc tư liệu lịch sử tại buổi triển lãm, Nguyễn Thị Kim Hạnh, sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn, chia sẻ: "Thông qua tư liệu giấy, ảnh và các hiện vật, em càng cảm phục sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ, sự đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra. Qua đó, thấy được sự đổi mới, phát triển từng ngày của tỉnh Bình Định sau 50 năm giải phóng. Là thế hệ trẻ sống trong thời đại mới, em sẽ ra sức học tập và rèn luyện không ngừng nghỉ để tiếp nối truyền thống tốt đẹp này".

Theo Trần Bích Ngân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.