Hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đây là quy định trong Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung đã có hiệu lực từ ngày 1-7-2020.

Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực từ ngày 1-7-2020 thì công chức lãnh đạo, quản lý không còn bị kỷ luật hạ bậc lương

Bổ sung quy định áp dụng

Theo quy định tại khoản 15, Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung, hạ bậc lương là một trong những hình thức kỷ luật công chức vi phạm quy định của pháp luật.

Trong đó quy định rõ: Hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Đây là quy định mới được bổ sung so với quy định trước đây tại khoản 2, Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

 

Từ ngày 1-7-2020, hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Từ ngày 1-7-2020, hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.


Trước đây, theo Nghị định 34 năm 2011 (Điều 8) về kỷ luật công chức, hạ bậc lương là hình thức kỷ luật áp dụng với cả công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Bởi Nghị định này vẫn căn cứ vào Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Hiện nay, tại Quyết định 69/QĐ-BNV, Bộ Nội vụ đã nêu rõ sẽ xây dựng Nghị định xử lý kỷ luật công chức thay thế Nghị định số 34 này nhằm đảm bảo đồng bộ với các quy định về kỷ luật công chức tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức đã có hiệu lực từ 1-7.

Thực tế, tại thời điểm này, Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến xong dự thảo Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, theo quy định mới nhất tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, chỉ công chức không giữ chức vụ, quản lý bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương.

Đáng chú ý, khi công chức bị hạ bậc lương thì không được nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực (theo khoản 17, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung 2019).

Không hạ bậc lương công chức lương bậc 1

Theo quy định tại khoản 1, Điều 23 Nghị định 34 năm 2011, hình thức kỷ luật hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức được xếp lương từ bậc 2 trở lên.

 

Hình thức kỷ luật hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức được xếp lương từ bậc 2 trở lên.
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức được xếp lương từ bậc 2 trở lên.


Ngược lại, nếu công chức chỉ được xếp lương bậc 1 thì không áp dụng hình thức hạ bậc lương mà tùy vào tính chất, mức độ của hành vi để xem xét áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp khác.

Do đó, nếu công chức bị kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương thì thời gian xét nâng bậc lương lần sau để trở lại bậc lương cũ được tính kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Đồng thời, thời gian giữ bậc lương trước khi bị hạ bậc lương được bảo lưu để tính vào thời gian xét nâng bậc lương lần kế tiếp.

Đặc biệt, khi công chức vi phạm pháp luật trong thời gian đang bị kỷ luật hạ bậc lương thì khi áp dụng hình thức kỷ luật mới phải khôi phục lại bậc lương đã bị hạ trước đây (theo khoản 6, Điều 23 Nghị định 34 năm 2011).

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.