Giai đoạn 2017-2021, huyện Chư Prông trồng hơn 680 ha rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nằm trong Kế hoạch giám sát của HĐND tỉnh về "công tác trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021", ngày 14-7, đoàn giám sát do ông Nguyễn Đình Phương-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn cùng các thành viên đã có buổi giám sát tại huyện Chư Prông.

 Ông Nguyễn Đình Phương- Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc vơi huyện Chư Prông. Ảnh: Nguyễn Diệp
Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát tại huyện Chư Prông. Ảnh: Nguyễn Diệp

Đoàn giám sát đã đi giám tra thực tế rừng trồng trên địa bàn xã Ia Ga. Tại lô 9, khoảnh 6, tiểu khu 951, rừng bạch đàn trồng năm 2020 với diện tích 3,9 ha có tỷ lệ cây sống đạt 88%, phát triển tốt. Tại lô 5, khoảnh 12, tiểu khu 950, rừng bạch đàn 2 ha trồng năm 2017 và 1 ha keo lai trồng năm 2019, cây phát triển chậm. Còn tại lô 12, khoảnh 6, tiểu khu 947 rừng keo trồng năm 2019 bị chết nhiều do không phù hợp thổ nhưỡng. Năm 2020, địa phương chuyển sang trồng cây bạch đàn.

Theo báo cáo của UBND huyện Chư Prông, về việc kê khai, thu hồi đất lâm nghiệp và trồng rừng giai đoạn 2017-2021, người dân các xã đã tự nguyện kê khai được hơn 1.955 ha. Trong đó, đã trồng được 681 ha rừng, đạt 87,33% theo kế hoạch tỉnh giao với kinh phí hơn 3,2 tỷ đồng.

Về công tác quản lý, bảo vệ rừng, trong giai đoạn 2017-2021, các lực lượng chức năng của huyện đã tuần tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ 165 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, xử lý hành chính 157 vụ và hình sự 8 vụ; tịch thu hơn 372 m3 gỗ tròn, xẻ; hơn 81 ster củi, 34 cây hương, 37 xe gắn máy độ chế, 2 xe công nông, 13 xe ô tô… Cũng trong giai đoạn trên, các lực lượng chức năng của huyện đã kiểm tra, phát hiện bị mất khoảng 16 ha rừng.

 Giám sát rừng trồng bạch đàn. Ảnh: Nguyễn Diệp
Đoàn công tác giám sát rừng trồng bạch đàn. Ảnh: Nguyễn Diệp


Tại buổi giám sát, huyện Chư Prông đã kiến nghị những khó khăn, bất cập như: Giai đoạn 2017-2021, người dân trồng rừng được hỗ trợ 7 triệu đồng/ha/chu kỳ. Còn theo Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 29-5-2021 của UBND tỉnh, kinh phí hỗ trợ chỉ còn 2,5 triệu đồng/ha/chu kì…

Bên cạnh đó, địa bàn rộng có nhiều tuyến đường cắt ngang rừng. Tại 2 xã biên giới, đa số đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống còn khó khăn nên không tránh khỏi việc vào rừng lấn chiếm, cơi nới rẫy cũ để trồng trọt, sản xuất. Đặc biệt, tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất rừng trái phép kéo dài từ trước đến nay chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của các chủ rừng còn thiếu; kinh phí quản lý, bảo vệ rừng chưa đảm bảo so với nhiệm vụ, nhất là chế độ quá thấp trong khi diện tích rừng của địa phương lên đến hơn 72.523 ha. Trong đó, rừng tự nhiên hơn 32.492 ha, rừng tự nhiên trong quy hoạch 3 loại rừng hơn 26.590 ha, rừng tự nhiên ngoài quy hoạch 3 loại rừng hơn 5.902 ha, rừng trồng hơn 40.031 ha…

Huyện Chư Prông kiến nghị các cấp cần bổ sung chế độ, chính sách cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và lực lượng trực tiếp làm công tác quản lý bảo vệ rừng. Nâng mức hỗ trợ những diện tích người dân đăng ký trồng rừng thuộc Dự án hỗ trợ đầu tư. Có chính sách tín dụng cho người dân tham gia trồng rừng. Đồng thời, các cấp quan tâm cấp kinh phí để triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân trồng rừng.

Tại buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương ghi nhận những nỗ lực của các lực lượng trong tuyên truyền, vận động người dân các xã tự nguyện tham gia trồng rừng hưởng lợi. Bên cạnh đó, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách cũng đề nghị 2 ban quản lý rừng phòng hộ cần sớm bổ sung diện tích rừng trồng từ năm 2017-2022 cho huyện. Huyện Chư Prông tiếp tục bổ sung những khó khăn, bất cập cụ thể để kiến nghị làm rõ ràng…, đoàn giám sát sẽ tiếp thu những kiến nghị để trình các cấp, ngành xem xét.

 

NGUYỄN DIỆP
 

 

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.