Giai đoạn 2017-2021, Gia Lai trồng được gần 31.000 ha rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 12-8, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh làm việc với một số sở, ngành về công tác trồng rừng và quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt và Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H’Bút chủ trì buổi làm việc. Tham dự còn có ông Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

 Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh làm việc với 1 số sở, ngành về công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng. Ảnh: Thiên Di
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh làm việc với một số sở, ngành về công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng. Ảnh: Thiên Di



Theo báo cáo, giai đoạn 2017-2021, toàn tỉnh đã trồng được gần 31.000 ha rừng, song tỷ lệ rừng trồng đạt tiêu chuẩn nghiệm thu ở một số địa phương còn thấp; việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm theo kế hoạch của UBND tỉnh ở nhiều địa phương không thực hiện được; định mức hỗ trợ cho một chu kỳ trồng rừng còn thấp.

Về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, còn để xảy ra gần 3.000 vụ xâm hại trái phép tài nguyên rừng. Diện tích rừng do UBND các xã quản lý không có lực lượng chuyên trách và hoạt động của một số cộng đồng khi được giao khoán quản lý, bảo vệ rừng chưa phát huy hiệu quả. Các đơn vị chủ rừng thiếu nguồn nhân lực, kinh phí hoạt động. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở từng lưu vực sông không đồng đều.


Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát cùng với lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh đã thảo luận, làm rõ những khó khăn, bất cập trong công tác trồng rừng và quản lý, bảo vệ rừng. Đại diện một số sở, ngành cũng nêu kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương điều chỉnh các chế độ, chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ rừng, bổ sung đủ mức định biên và kinh phí để đảm bảo hoạt động quản lý, bảo vệ rừng; nâng kinh phí hỗ trợ trên một chu kỳ trồng rừng để thu hút người dân tham gia.


Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt biểu dương những kết quả nổi bật trong công tác tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý, trồng rừng của các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ; đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, không để tình trạng khai thác rừng trái phép nhiều như thời gian qua, công tác thu hồi đất rừng chưa hiệu quả, người dân chưa mặn mà với trồng rừng.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt yêu cầu Sở Tài chính rà soát lại các khoản nợ, kinh phí trồng rừng, giao cho các đơn vị chủ rừng và tham mưu cho UBND tỉnh để xem xét nâng mức hỗ trợ trồng rừng cho người dân. Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh về công tác tổ chức bộ máy, biên chế ở các công ty lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng để sáp nhập hoặc bổ sung nguồn nhân lực để làm tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ, trồng rừng trên địa bàn tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, nghiên cứu cơ chế, chính sách riêng và tham khảo mức hỗ trợ kinh phí trồng rừng ở các tỉnh bạn để tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, nghiên cứu ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh.

THIÊN DI

 

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null