Giá vàng hôm nay 5-1: Tăng tương đương 1,1 triệu đồng /lượng, chứng khoán bị bán tháo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá vàng tại phiên giao dịch đầu tiên của năm 2021 tăng mạnh khi chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ, giới đầu tư chuyển vốn sang kim loại quý.

Rạng sáng 5-1 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao dịch tại 1.942 USD/ounce, tăng 42 USD/ounce (tương đương 1,1 triệu đồng/lượng) so với giá mở cửa hôm trước là 1.900 USD/ounce
Rạng sáng 5-1 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao dịch tại 1.942 USD/ounce, tăng 42 USD/ounce (tương đương 1,1 triệu đồng/lượng) so với giá mở cửa hôm trước là 1.900 USD/ounce



Trước đó, giá vàng SJC tại Việt Nam cũng tăng đến 750.000 đồng/lượng, từ 56,05 triệu đồng/lượng lên 56,8 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thế giới khoảng 2,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng dữ dội khi tình hình dịch bệnh tại Mỹ và một số quốc gia tại châu Âu, châu Á có số ca nhiễm Covid-19 gia tăng. Đặc biệt, chính phủ Nhật Bản yêu cầu người dân ở thủ đô Tokyo không ra khỏi nhà sau 8 giờ tối, đồng thời nhà chức trách nước này cho biết sẽ xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Tokyo và 3 thành phố lân cận. Nước Đức có thể gia hạn giãn cách xã hội trên toàn quốc đến ngày 30 -1 để kiềm chế sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19. Hong Kong sẽ đóng cửa trường học cho đến Tết Nguyên Đán để hạn chế lây lan Covid -19…

Có lẽ, các thông tin này làm giới đầu tư tài chính nghĩ dịch bệnh ngày càng đe dọa đến khả năng hồi phục kinh tế toàn cầu. Họ bán tháo cổ phiếu khiến 3 chỉ số chứng khoán tại Mỹ là Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq "bốc hơi" dữ dội. Tương tự, thị trường chứng khoán châu Âu, Nhật Bản…cũng chìm trong sắc đỏ. Từ đó, họ dịch chuyển một phần dòng tiền đến kim loại quý. Giá vàng vì thế mà tăng mạnh.

Trong khi đó, đồng USD suy yếu so với euro, lãi suất trái phiếu của chính phủ Mỹ giảm. Điều này cho thấy lạm phát tại Mỹ đang tăng lên, tác động tích cực đến giá vàng. Chính quyền sắp tới của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden dự kiến triển khai thêm nhiều gói hỗ trợ tài chính nhằm sớm phục hồi nền kinh tế bị thiệt hại do dịch bệnh, đồng nghĩa USD còn được bơm ra thị trường nhiều hơn nữa, có thể làm đồng tiền này tiếp tục trượt dốc trong dài hạn. Theo đó, giá vàng sẽ có động lực đi lên.

Đặc biệt, một số ý kiến dự đoán cuộc bầu cử Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 5-1 có thể chứng kiến đảng Dân chủ giành được đa số tại Thượng viện, điều này sẽ khiến Thượng viện và Quốc hội Mỹ thuộc quyền kiểm soát đảng Dân chủ. Như vậy, chính phủ Mỹ có thể chi tiêu nhiều hơn, thúc đẩy lạm phát gia tăng, kích thích nhu cầu trú ẩn vào kim loại quý. Giá vàng đi lên là tất yếu.

Diễn biến của phiên giao dịch đầu tiên năm 2021 cho thấy từ đầu phiên, giới đầu tư đã ồ ạt đưa vốn vào kim loại quý. Lập tức, giá vàng tăng 38 USD/ounce, từ 1.900 USD/ounce lên 1.938 USD/ounce (lúc 16 giờ ngày 4-1). Sau đó, giá vàng hạ nhiệt và đến 17 giờ 15 phút xuống còn 1.930 USD/ounce. Tuy nhiên, khi thị trường Mỹ bước vào giao dịch lúc 20 giờ cùng ngày theo giờ Việt Nam, giới đầu tư tài chính mạnh tay bán cổ phiếu làm cho chứng khoán Mỹ "đỏ" sàn. Họ hướng dòng tiền vào thị trường vàng nhằm tìm kiếm cơ hội sinh lời hoặc bảo toàn vốn. Ngay sau đó, giá vàng tăng thêm 15 USD/ounce, từ 1.930 USD/ounce vọt lên ngưỡng kháng cự 1.945 USD/ounce. Thế nhưng, do không vượt qua mức cản này nên đến đầu ngày 5-1 giá vàng tạm thời lùi về 1.942 USD/ounce

Theo Thy Thơ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

Đồng Yên mệnh giá 5.000 và 10.000 của Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Quốc gia nào đang là “chủ nợ” lớn nhất thế giới?

(GLO)- Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn là quốc gia nắm giữ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, khi bị Đức vượt qua về quy mô tài sản ròng ở nước ngoài. Đây là một cột mốc đáng chú ý, diễn ra trong bối cảnh tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật vẫn tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

null