Giá trị của sự tử tế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Xin mượn tên cuốn sách ấy của Piero Ferrucci để góp phần lý giải về “hiện tượng Phi Nhung” trong thời gian qua. Dù nữ ca sĩ tài sắc đã qua đời cách đây gần nửa tháng nhưng mọi thông tin trên báo chí, hình ảnh, MV (video ca nhạc) của Phi Nhung vẫn là ưu tiên tìm kiếm của khá nhiều người. Trên mạng xã hội, Youtube, các chương trình có sự tham gia của nữ ca sĩ sinh ra và lớn lên ở Pleiku luôn “chiếm sóng”. Đây là hiện tượng khiến người ta phải tự hỏi vì sao?
Trước tiên, Phi Nhung là người của công chúng nên sức hút rất lớn. Thời nào cũng vậy, công chúng luôn có nhu cầu biết mọi thông tin về những nghệ sĩ mà họ yêu mến. Được xem là “giọng ca ôm trọn bóng hình quê hương”, nữ ca sĩ luôn có lượng fan hâm mộ đông đảo trong nước và hải ngoại, bởi ai mà chẳng riêng mang trong lòng một tình yêu với quê nhà. Riêng với khán giả Phố núi, tên tuổi Phi Nhung gắn liền với 2 ca khúc dệt thành vẻ đẹp của vùng đất cao nguyên: Thị trấn sương mù (nhạc sĩ Thanh Sơn) và Chiều lên bản Thượng (nhạc sĩ Lê Dinh). Với giọng hát ngọt ngào, da diết pha chút khàn đặc trưng, Phi Nhung đã tỏa sáng bằng chính tài năng của mình và chiếm trọn cảm tình của người hâm mộ. Đáng nói, cách Phi Nhung đối đãi với khán giả hết sức đặc biệt khi luôn xem họ là ân nhân. Có lần, khi chị đang biểu diễn, một vị khán giả lớn tuổi tiến đến gần bục sân khấu ngỏ ý muốn chụp chung tấm hình lưu niệm. Vì bục sân khấu quá cao, nữ ca sĩ đã không ngần ngại… nằm xuống sàn để vị khán giả này chụp ảnh selfie, trong lúc tay chị vẫn cầm micro hát. Khoảnh khắc ấy giúp Phi Nhung ghi điểm trong lòng người hâm mộ.
Phi Nhung tử tế với nghề, đó là điều không thể phủ nhận. Ở đâu cũng vậy, những người như thế luôn tìm được chỗ đứng vững chãi. Nhưng hơn thế, điều khiến nữ ca sĩ sẽ còn “sống” rất lâu trong lòng mọi người là bởi chị đã gieo xuống đời những hạt mầm tử tế với hành trình hơn 20 năm làm thiện nguyện tại Việt Nam. Và trong chuyến thiện nguyện cuối cùng giữa mùa dịch Covid-19 trước khi trở về Mỹ thăm con gái ruột sau 2 năm xa cách, Phi Nhung đã dang dở mọi dự định. Đại dịch chẳng nhân nhượng một ai. Khán giả thương chị còn bởi Phi Nhung làm việc thiện trong sáng, âm thầm. Trong một chương trình truyền hình phát sóng ngắn trước khi Phi Nhung qua đời, khán giả đã không khỏi bất ngờ khi biết Phi Như-cô con gái nuôi của chị được theo học tại Trường Quốc tế Học viện Anh quốc (UKA). Không chỉ được học ở trường của “con nhà giàu”, Phi Như còn được mẹ chăm sóc, phạt rèn nghiêm khắc từng lỗi chính tả. Mà Phi Nhung có đến 23 đứa con nuôi như thế ở Việt Nam. 
Vậy nên ai cũng xót xa khi một trái tim cống hiến hết mình vì nghệ thuật và hoạt động thiện nguyện đã ngừng đập. Thừa nhận mình không phải là người hâm mộ dòng nhạc mà Phi Nhung theo đuổi, song nhà thơ Văn Công Hùng vẫn dành những dòng tưởng niệm trên Facebook cá nhân: “Người tốt thường sống lâu. Những việc làm của Phi Nhung, cuộc đời của cô xứng đáng được thế. Lần thứ 2 viết tus vĩnh biệt em. Lần thứ nhất ngày em mất”.
Lý giải sâu hơn nữa sẽ hiểu vì sao người hâm mộ bày tỏ sự thương tiếc dành cho Phi Nhung như với một người thân. Là bởi, nữ ca sĩ là đại diện cho ước mơ vượt qua nghịch cảnh, thay đổi số phận. Từng là đứa con lai không biết mặt cha, sớm mồ côi mẹ, truân chuyên tìm sinh kế nuôi 5 đứa em nhưng Phi Nhung vẫn nỗ lực vươn đến thành công. Câu chuyện ấy lay động lòng người. Khán giả tìm thấy trong hình ảnh cô bé nghèo khó bán hàng rong ở rạp Diệp Kính (Pleiku) ngày nào một cứu cánh động viên bản thân họ đi tới, bất chấp mọi khó khăn. 
Ai rồi cũng một lần ra đi, đó là quy luật, chẳng thể cưỡng cầu. Nhưng ai tử tế thì sẽ còn ở mãi trong tâm tưởng những người xung quanh. Từng có ý kiến bỉ bôi, coi thường hiệu ứng đám đông-những người đang hoài thương xót cho sự qua đời của Phi Nhung. Ngược lại, bản thân người viết bài này cho rằng đó là điều không nên và cũng không cần giải thích. Phi Nhung hoàn toàn xứng đáng nhận được sự yêu mến, ngưỡng mộ. Cuộc đời vốn dĩ ân tình và công bằng và bất cứ giá trị cống hiến nào cũng đều được ghi nhớ. Khi nhiều người thực tâm đau lòng vì một người tử tế đã ra đi, khi ấy sự tử tế còn lan tỏa.  
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.