Giá sắn tươi tăng vù vù, vì sao người trồng vẫn phải đề cao cảnh giác?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá củ mì (sắn) tươi tiếp tục duy trì ở mức cao nhưng người trồng mì chưa dám tin vào tính ổn định của giá sắn. Thêm phần năng suất sắn giảm vì dịch bệnh, nhiều địa phương không khuyến cáo bà con mở rộng diện tích trồng cây khoai mì.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ đầu tháng 3/2021 đến nay, giá mì nguyên liệu (sắn tươi) trong nước vẫn duy trì ở mức cao. Tại Tây Ninh, giá mì nguyên liệu dao động từ 3.350-3.500 đồng/kg; tăng từ 200–500 đồng/kg so với tháng trước.

Khoai mì Tây Ninh có hàm lượng tinh bột cao nên thường được giá.
Khoai mì Tây Ninh có hàm lượng tinh bột cao nên thường được giá.
Ông Tạ Văn Minh, người chuyên thu mua mì ở huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) cho biết, dịch Covid-19 khiến mì từ Campuchia nhập khẩu về bị hạn chế. Trong khi nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy chế biến sắn tăng nên giá thu mua sắn tăng cao.
Nhờ kỹ thuật thâm canh tốt, củ mì tươi của Tây Ninh có độ trữ bột cao hơn mì của Campuchia. Vì thế lâu nay, giá mì từ Campuchia nhập về tỉnh thường thấp hơn giá mì trồng tại địa phương.
Thế nhưng, các tỉnh trồng mì ở Campuchia năm nay bị ngập lụt, năng suất sụt giảm trong khi nhu cầu về sắn tăng nên giá tăng theo rất nhanh. 
Ông Minh còn nhớ, hồi tháng 1, giá mì Campuchia chỉ khoảng 1.700 đồng/kg; qua tháng 2 tăng lên 2.750 đồng/kg. Đến nay, giá mì tươi tại Campuchia dao động từ 2.900-3.500 đồng/kg; ngang bằng giá mì Tây Ninh.

Vùng trồng mì sắp vào vụ thu hoạch ở huyện Tân Châu (Tây Ninh).
Vùng trồng mì sắp vào vụ thu hoạch ở huyện Tân Châu (Tây Ninh).
Tuy giá sắn đang tăng vù vù, nhưng nhiều diện tích trồng sắn trong tỉnh chỉ mới trồng được khoảng 4,5-5 tháng, chưa cho thu hoạch được nhiều. 
"Hiện củ mì Campuchia vẫn là nguồn nguyên liệu chính của các nhà máy chế biến tinh bột mì Tây Ninh", ông Minh cho biết.
Ông Đào Hữu Hạnh, trồng xen canh 2,5ha mì ở huyện Tánh Linh (Bình Thuận) kể, chưa lúc nào ông chứng kiến giá mì tăng nhanh như hiện tại. Trước tết, giá mì chỉ 2.000 đồng/kg, qua tết đã nhích lên 2.200 đồng/tấn. Hiện nay giá mì đã tăng lên 2.400-2.500 đồng/kg.
Thế nhưng bệnh khảm lá mì trước đó đã làm 1ha mì của ông bị chết. Diện tích trồng mì xung quanh cũng lây bệnh theo, nên năng suất mì chung giảm hơn 1/3 năm trước. "Hiếm khi giá bán mì tăng cao mà niềm vui của nông dân không trọn vẹn", ông Hạnh nói.

Một điểm thu mua mì ở Bình Thuận.
Một điểm thu mua mì ở Bình Thuận.
Theo ông Hạnh, cây mì ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn các loại cây khác nên nông dân tận dụng tối đa các vùng đất có thể trồng được để trồng mì.
Tuy nhiên, giá củ mì tươi lên xuống thất thường. Năm trước, giá mì đầu vụ chỉ 1.200 đồng/kg; giữa vụ thu hoạch tăng lên 2.000 đồng/kg. Đến cuối vụ giá sắn lại giảm dần.
Năm nay, do mưa lũ và dịch Covid, giá mì mới tăng cao bất ngờ. Cùng với dịch khảm lá mì chưa có thuốc đặc trị, ông Hạnh cho biết, không dám mạo hiểm mở rộng thêm diện tích trồng mì. 
Gia Lai cũng là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng từ dịch khảm lá mì.
Ông Trần Ngọc Định, trồng 2ha mì ở huyện Kông Chro (Gia Lai) kể, vụ năm trước ông thu hoạch 50 tấn củ mì. Năm nay giá mì cao hơn, nhưng dịch bệnh làm năng suất giảm đến 20%, chỉ còn 40 tấn.

Bệnh khảm lá mì chưa có thuốc đặc trị
Bệnh khảm lá mì chưa có thuốc đặc trị
Theo Phòng NNPTNT huyện Kông Chro, toàn huyện có gần 11.590ha trồng mì. Đến nay, người dân đã thu hoạch được gần 7.400ha. Giá mì tăng làm nông dân phấn khởi nhưng mì là cây trồng dễ làm đất bạc màu, lại đang chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh khảm lá sắn.
"Chúng tôi khuyến cáo nông dân không ồ ạt mở rộng diện tích mà chú trọng thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng", ông Võ Văn Hưng - Trưởng NNPTNT huyện Kông Chro cho biết.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, bệnh khảm lá sắn đang tiếp tục lây lan và gia tăng diện tích nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn khu vực miền Trung và phía Nam. Cập nhật đến giữa tháng 3/2021, diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn trên cả nước 53.007ha; tăng 10.020 ha so với cùng kỳ năm trước; trong đó diện tích nhiễm nặng 6.398 ha.
Theo Trần Khánh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null