Giá ớt, thanh long tiếp tục 'nhảy dựng đứng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau một thời gian dài nằm ở đáy, mấy ngày gần đây giá thanh long ở khu vực tỉnh Bình Thuận và giá ớt miền Trung tiếp tục tăng mạnh.
 

Giá ớt thu mua xuất khẩu đang tăng mạnh từ 10.000 đồng/kg lên gần 50.000 đồng/kg trong vòng mấy ngày qua. Ảnh: Quang Thuần
Giá ớt thu mua xuất khẩu đang tăng mạnh từ 10.000 đồng/kg lên gần 50.000 đồng/kg trong vòng mấy ngày qua. Ảnh: Quang Thuần


Sáng nay 6.4, các chủ vườn trồng ớt ở khu vực An Khê, Phù Mỹ (Bình Định) cho biết giá ớt trong vòng 1 ngày đã tăng đứng lên trên 40.000 đồng/kg, một số nơi thương lái thu mua đến 50.000 đồng/kg, một số nơi đã xảy ra tình trạng các thương lái tranh nhau mua. Đây là mức tăng khá cao sau một thời gian dài giá ớt nằm ở mức dưới 10.000 đồng/kg.

Giá ớt tại một số tỉnh khác như Đắk Lắk, Gia Lai, Vĩnh Long, Đồng Tháp cũng đang tăng lên mức 25.000 - 35.000 đồng/kg. Giá tăng mạnh khiến nhiều người trồng có động lực để tiếp tục tái đầu tư.


 

Giá thanh long sau một thời gian dài nằm ở đáy 1.000 đồng/kg nay tăng lên 15.000 đồng/kg. Ảnh: Quang Thuần
Giá thanh long sau một thời gian dài nằm ở đáy 1.000 đồng/kg nay tăng lên 15.000 đồng/kg. Ảnh: Quang Thuần


Giá trái thanh long khu vực Bình Thuận cũng đang tăng lên khá nhanh. Sáng nay 6.4, nhiều thương lái tiếp tục tìm mua hàng xuất khẩu thanh long ruột trắng giá 9.000 - 10.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ giá 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Trên một số webiste bán hàng online ở Trung Quốc, giá thanh long Việt Nam đang dao động từ 29 NDT đến 79 NDT. Loại 79 NDT (khoảng 130.000 - 150.000 đồng/kg) được đặt trong hộp, mỗi hộp 6 quả, trọng lượng mỗi quả từ 300 - 350 g. Nhu cầu tiêu thụ thanh long tại Trung Quốc vẫn rất lớn, tuy nhiên khâu nhập khẩu gặp khó khăn do dịch bệnh và các quy định kiểm soát mới từ cơ quan quản lý.

Mặc dù vẫn nhập khẩu nhiều thanh long nhưng diện tích loại cây này ở Trung Quốc cũng đang tăng nhanh. Năm 2020, diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc đạt 35.555 ha (tương đương với diện tích thanh long của Việt Nam), đến cuối năm 2021 đã là 40.000 ha, chủ yếu tại tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông.  

 

Theo QUANG THUẦN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null