Gia Lai xây dựng chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp vừa ký ban hành Kế hoạch số 3516/KH-UBND ngày 14-12, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản là một trong những nhóm chủ lực của Kế hoạch. Ảnh: Lê Nam

Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản là một trong những nhóm chủ lực của Kế hoạch. Ảnh: Lê Nam

Theo đó, mục tiêu của kế hoạch là đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nghề nông thôn đạt khoảng 6%/năm; thu nhập bình quân lao động trong các hoạt động nghề nông thôn gấp 2,5 lần so với năm 2020; thu hút lao động thường xuyên trong các ngành nghề nông thôn chiếm tỷ lệ khoảng 40 % tổng số lao động nông thôn; giá trị xuất khẩu các mặt hàng ngành nghề nông thôn đạt trên 421 triệu USD trên/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực ngành nghề nông thôn là 80% và tỷ lệ được cấp bằng, chứng chỉ là 25%; hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định đáp ứng 70% nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn. Tầm nhìn đến năm 2045 là ngành nghề nông thôn tiếp tục là hoạt động mang lại thu nhập, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn, góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng phát triển bền vững, thông minh, thân thiện với môi trường, gắn với xây dựng không gian nông thôn xanh, sạch, đẹp; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống của địa phương

Cùng với đó, Kế hoạch định hướng phát triển ngành nghề nông thôn theo 6 nhóm, gồm: Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; nhóm sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh; nhóm dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống cư dân nông thôn.

Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, gắn với du lịch. Ảnh: Lê Nam

Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, gắn với du lịch. Ảnh: Lê Nam

Đồng thời, Kế hoạch định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề, trong đó, tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, gắn với du lịch; xây dựng kênh phân phối, giới thiệu sản phẩm làng nghề; phong tặng, tôn vinh và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề, làng nghề truyền thống; ưu tiên thành lập các hội, hiệp hội nghề nghiệp ở các địa phương, các trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề: hỗ trợ thiết kế mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm, thông tin thị trường phục vụ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề. Kết nối tiêu thụ sản phẩm với các đô thị lớn; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao; xây dựng các chương trình du lịch nông thôn, du lịch làng nghề để xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm ngành nghề nông thôn; đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường truyền thống (Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc) và mở rộng sang các thị trường tiềm năng (khu vực Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi); tổ chức tham gia các sự kiện quy mô tỉnh, vùng, cả nước và quốc tế nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, trao đổi kinh nghiệm về phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn. Khẩn trương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư vào các khu công nghiệp, khu sản xuất tập trung; giữ gìn cảnh quan nông thôn gắn với làng sinh thái, thông minh, bảo đảm xanh, sạch, đẹp và thân thiện môi trường; triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn, du lịch làng nghề trong xây dựng nông thôn mới; tập trung thu hút đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nông thôn; đa dạng hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.

Có thể bạn quan tâm

Báo Gia Lai sẽ truyền hình trực tiếp lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ

Báo Gia Lai sẽ truyền hình trực tiếp lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ

(GLO)- Chương trình lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh sóng truyền hình và livestream trên các nền tảng mạng xã hội của Báo Gia Lai vào lúc 9 giờ ngày 23-5. Mời quý vị khán giả đón xem.

Lan tỏa lối sống xanh trong cộng đồng

Lan tỏa lối sống xanh trong cộng đồng

(GLO)- Hội Thích trồng cây Gia Lai không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trồng nhiều loại rau và hoa, mà còn là cầu nối để mọi người trao đổi cây với giá…0 đồng. Nhờ đó đã khuyến khích cộng đồng tham gia trồng cây, góp phần bảo vệ môi trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

(GLO)- Khi tiếng ve gọi hè, trên những tán cây xanh và ở dưới mặt đất ẩm ướt sau những cơn mưa giông đầu mùa trên phố núi Pleiku lập lòe ánh sáng đom đóm. Tất cả báo hiệu một mùa đom đóm bay-mùa bình yên ở thành phố trên cao nguyên xanh.

Chư Pưh: Giải ngân hơn 700 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng chính sách

Chư Pưh: Giải ngân hơn 700 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng chính sách

(GLO)- Ngày 12-5, tại trụ sở UBND thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Pưh đã tiến hành giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách cho 15 hộ dân thuộc diện hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, với tổng số tiền 710 triệu đồng.

Kỷ niệm với Chư Păh

Kỷ niệm với Chư Păh

(GLO)- Trước đây, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) được đặt tên là Khu 4. Khu 4 bao gồm cả vùng phía Bắc đường 19B, Đông giáp thị xã Pleiku và phía Tây đường 14, Bắc giáp tỉnh Kon Tum, Tây giáp nước bạn Campuchia.