Gia Lai: Vận động người dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh là một trong những nguyên nhân gây ra dịch bệnh. Theo đó, xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo đúng quy cách có ý nghĩa quan trọng trong đời sống người dân.
Hiện nay, tại một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp. Vì vậy, việc tuyên truyền cho người dân hiểu về tầm quan trọng của vệ sinh môi trường sống, đặc biệt là mỗi gia đình phải có 1 nhà tiêu hợp vệ sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong mục tiêu giữ gìn vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe người dân.
Theo ông Hồ Ngọc Gia-Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh thì công tác truyền thông phải thực hiện có hiệu quả, qua đó phát huy nội lực trong nhân dân, đẩy lùi những tập tục lạc hậu, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Vì vậy, việc truyền thông cần gần gũi, sâu rộng và có sự tham gia của nhiều lực lượng.
 Các cán bộ chuyên trách tuyên truyền tham gia lớp tập huấn. Ảnh: Hà Phương
Các cán bộ chuyên trách tuyên truyền tham gia lớp tập huấn kiến thức và kỹ năng truyền thông về các loại nhà tiêu hợp vệ sinh. Ảnh: Hà Phương
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Gia Lai là 1 trong 21 tỉnh được thụ hưởng chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” giai đoạn 2016-2020. Theo đó, đơn vị được giao làm đầu mối để tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Đồng thời, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân nông thôn nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận bền vững về nước sạch và vệ sinh nông thôn.
Đến năm 2020, Gia Lai phấn đấu có 30 xã được công nhận vệ sinh toàn xã, đồng thời thỏa mãn 3 tiêu chí: có 70% gia đình có nhà tiêu cải thiện; 80% gia đình có điểm rửa tay có xà phòng hoặc sản phẩm thay thế; tất cả các trường học, trạm y tế của 30 xã có công trình cấp nước và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, có điểm rửa tay hoạt động.
Sau khi được phổ biến, tham gia tập huấn tuyến tỉnh, các địa phương tiếp tục triển khai truyền thông tại cơ sở, đến từng thôn, làng tuyên truyền, vận động với sự hỗ trợ của cán bộ Trung tâm Y tế huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, trạm y tế xã nhằm hướng tới mục tiêu thay đổi hành vi: các thành viên trong gia đình rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh; đi vệ sinh trong các nhà tiêu cải thiện và chấm dứt việc đi bừa bãi; nâng cấp hoặc xây mới nhà tiêu hợp vệ sinh. 
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Công bố 17 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch

Công bố 17 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 95/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 17 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi giải quyết của các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Theo dự thảo, thời gian hoạt động của xe vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Pleiku từ 22 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau. Ảnh L.N

Lấy ý kiến thời gian hoạt động của xe vệ sinh môi trường, xe chở vật liệu xây dựng trong đô thị

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải vừa có Công văn số 289/SGTVT-QLVTPTNL lấy ý kiến góp ý và đăng tải dự thảo quyết định quy định thời gian hoạt động của xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở vật liệu xây dựng, phế thải rời trong đô thị trên địa bàn tỉnh Gia Lai.