Gia Lai: Trưng bày 50 tác phẩm mỹ thuật chủ đề “Cảm xúc mùa thu”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 25-9, tại Nhà trưng bày Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai phối hợp với UBND thị xã An Khê khai mạc triển lãm mỹ thuật chủ đề “Cảm xúc mùa thu”.

Đến dự có Bí thư Thị ủy An Khê Nguyễn Xuân Phước, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hoàng Bình, Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai Đặng Công Hưng cùng đông đảo hội viên và người thưởng lãm.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên

Triển lãm trưng bày 50 tác phẩm hội họa và điêu khắc của 9 tác giả là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam tại Gia Lai gồm: Lê Hùng, Hồ Thị Xuân Thu, Nguyễn Văn Điền, Mai Quý Ngọc, Nguyễn Văn Chung, Võ Văn Tiếng, Lê Nguyễn Thảo My, Phạm Thế Bộ và Nguyễn Văn Vinh.

Đa dạng về chất liệu, phong cách, các tác phẩm chủ yếu tập trung khắc họa vẻ đẹp vùng đất, con người Tây Nguyên hay những khoảnh khắc sống động của cuộc sống đời thường, những phút giao cảm và khoảng lặng nội tâm... Nhiều tác phẩm trong số này đã được trưng bày, đạt giải cao tại các triển lãm khu vực và toàn quốc.

Triển lãm thu hút đông đảo người thưởng lãm, trong đó có các em học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú Đông Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Triển lãm thu hút đông đảo người thưởng lãm, trong đó có các em học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú Đông Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Đây là lần đầu tiên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật tại thị xã An Khê với mong muốn đưa các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc đến gần hơn với công chúng trên địa bàn. Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 30-9-2023.

Có thể bạn quan tâm

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Vị quê giữa phố

Vị quê giữa phố

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.