Gia Lai: Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu để tạo miễn dịch cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ nay đến tháng 6-2021, Gia Lai triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các địa phương còn lại với mục tiêu trên 95% đối tượng tại cộng đồng được tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu.
Năm 2020, dịch bạch hầu bùng phát trên địa bàn tỉnh với 52 ca mắc (có 2 trường hợp tử vong) tại 23 xã thuộc 4 huyện: Đak Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Mang Yang và TP. Pleiku. Ngoài Gia Lai, 3 tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên cũng ghi nhận dịch bạch hầu. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Y tế đã tổ chức phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu tại 4 tỉnh với mục tiêu tiêm trên 10 triệu liều, chia làm 3 giai đoạn, kéo dài từ tháng 7-2020 đến tháng 6-2021.
Đến nay, Gia Lai đã hoàn thành việc tiêm vắc xin phòng bạch hầu tại 5 địa phương có ca bệnh; đến tháng 6-2021 sẽ hoàn thành giai đoạn 3. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, dự kiến giai đoạn 3 sẽ có trên 839.500 đối tượng được tiêm vắc xin.
Trong đó, ngành Y tế rà soát trẻ từ 2 đến 18 tháng tuổi trong diện tiêm chủng, thực hiện mũi tiêm SII, Combe Five (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối với trẻ từ 19 đến 48 tháng tuổi, thực hiện mũi tiêm DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) theo chương trình tiêm chủng mở rộng và đối tượng từ 49 tháng tuổi trở lên tiêm vắc xin Td (bạch hầu, uốn ván).
Học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP. Pleiku) tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu. Ảnh: Như Nguyện
Học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP. Pleiku) tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu. Ảnh: Như Nguyện
Tại TP. Pleiku, ngành Y tế đã hoàn tất tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho người dân xã Biển Hồ-nơi ghi nhận ca mắc bạch hầu trong năm 2020. Hiện nay, thành phố đang đồng loạt triển khai tiêm vắc xin tại 21 xã, phường còn lại.
Cô Đồng Thị Thanh Hải-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (phường Hội Thương) cho hay: “Trước khi tiêm chủng, nhà trường đã gửi 1.210 phiếu đăng ký đến phụ huynh để tiến hành đăng ký tiêm phòng. Đối với những học sinh có bệnh lý nền, bị sốt, đau sẽ không tiêm trong đợt này. Đặc biệt, nhà trường nhắc nhở phụ huynh lưu ý trước khi tiêm phải cho con ăn no, đảm bảo sức khỏe tốt”.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch-Trạm trưởng Trạm Y tế phường Hội Thương-thông tin: Trước khi triển khai chiến dịch, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền trong cộng đồng. Nhân viên y tế tham gia tập huấn đầy đủ, trong quá trình tiêm thì tổ chức khám sàng lọc kỹ càng và loại trừ những đối tượng chống chỉ định tiêm, hoãn tiêm. Tại mỗi điểm tiêm bố trí bác sĩ cấp cứu sẵn sàng ứng phó nếu có tình huống xảy ra.
Việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu nhằm phòng-chống dịch toàn diện, mang tính bền vững, đảm bảo duy trì miễn dịch cộng đồng một cách hiệu quả. Sau khi dịch bệnh bạch hầu bùng phát trong năm 2020, huyện Đak Đoa được ưu tiên triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bạch hầu.
Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nguyễn Văn Chính cho hay: Giai đoạn 1, chúng tôi triển khai tiêm tại 5 xã có ca bệnh bạch hầu; giai đoạn 2, triển khai tại các xã, thị trấn còn lại. Toàn huyện có 105.913 người dân được tiêm mũi 1, đạt  96,1% và có 95.809 người được tiêm mũi 2, đạt 90,5%.
“Việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu góp phần tạo miễn dịch chủ động trong cộng đồng. Từ đầu năm đến nay, huyện Đak Đoa không ghi nhận ca mắc bạch hầu. Chúng tôi phấn đấu duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin bạch hầu ở trẻ em đạt trên 98%; đồng thời, tổ chức tiêm vét cho đối tượng trên 49 tháng tuổi để đạt tỷ lệ 95% dân số trở lên được tiêm vắc xin phòng bệnh”-ông Chính nói.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh-cho biết: “Chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu đang được triển khai chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu an toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế. Chúng tôi cũng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giúp người dân hiểu rõ lợi ích của việc tiêm vắc xin Td phòng bệnh bạch hầu, từ đó hợp tác với cán bộ y tế để chiến dịch diễn ra an toàn, đạt kết quả cao”.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Femancia

Gia Lai: Cảnh báo về thuốc Femancia và hai sản phẩm thực phẩm không còn hiệu lực lưu hành

(GLO)- Sở Y tế vừa ban hành văn bản thông báo thu hồi toàn bộ thuốc Femancia, số đăng ký VD-27929-17, do vi phạm mức độ 2 theo quy định của Bộ Y tế. Đây là loại thuốc có dạng viên nang cứng, chứa sắt nguyên tố (dưới dạng sắt fumarat) và acid folic, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun sản xuất.

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

(GLO)- Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, lựa chọn đồ uống phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị và cải thiện chức năng gan. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-7, tại phường Pleiku, Sở Y tế tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực y tế của 77 xã, phường khu vực phía Tây tỉnh. Trước đó, công chức cấp xã của 58 xã, phường khu vực phía Đông tỉnh đã được bồi dưỡng lĩnh vực này.

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

null