Gia Lai: Thông qua quy chế quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 12-7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên-Trưởng ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng chủ trì cuộc họp để thông qua quy chế quản lý và phân công nhiệm vụ.

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Vũ Thảo
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Vũ Thảo


Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng có tổng diện tích 413.511,67 ha, bao gồm 3 khu chức năng: Vùng lõi có diện tích 57.439,83 ha (gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng) với mục tiêu chủ yếu là bảo tồn nghiêm ngặt sự đa dạng của cảnh quan, hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen di truyền; vùng đệm có diện tích 152.693,98 ha; vùng chuyển tiếp có diện tích 203.377,86 ha.

Việc quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Công ước Quốc tế liên quan đến lĩnh vực đa dạng sinh học, buôn bán động vật hoang dã, biến đổi khí hậu... mà Việt Nam là thành viên. Cùng với đó, công tác quản lý được tiến hành theo phương châm “Tư duy hệ thống, quy hoạch cảnh quan, điều phối liên ngành, kinh tế chất lượng” do MAB Việt Nam khởi xướng cho mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam. Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng phải tuân thủ 12 nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái (theo Công ước đa dạng sinh học).

Mục tiêu quản lý nhằm phát huy tốt 3 chức năng gồm bảo tồn, phát triển, hỗ trợ. Phương thức quản lý dựa trên các mối quan hệ hành chính và ngoài hệ thống hành chính, nhằm tạo mối liên kết và hợp tác trong các lĩnh vực: bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng văn hóa, phát triển bền vững, kêu gọi đầu tư và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, giám sát nguồn lợi và phát triển kinh tế-xã hội, du lịch sinh thái, giáo dục và đào tạo... Các hoạt động này sẽ được triển khai dựa trên sự phân vùng chức năng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng. Đồng thời, việc quản lý trên cơ sở Quyết định số 311/QĐ-UBND ngày 26-4-2022 của UBND tỉnh Gia Lai về việc thành lập Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng.

Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng sở hữu hệ thống thác ghềnh đa dạng, mang vẻ đẹp hùng vỹ. Ảnh tài liệu
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng sở hữu hệ thống thác ghềnh đa dạng, mang vẻ đẹp hùng vỹ. Ảnh tư liệu



Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên đề nghị: Ngoài những góp ý trực tiếp, các thành viên có thể góp ý thêm bằng văn bản để Ban thư ký tổng hợp và hoàn chỉnh quy chế. Đối với quy chế phân công trách nhiệm, các thành viên tham gia theo trách nhiệm, quyền hạn của mình cần sớm hoàn thiện để phân định rõ ràng nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp, đề nghị sớm hoàn thiện trình UBND tỉnh ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ của Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng.
 

VŨ THẢO

 

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn và hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ của 2 xã Ia Piar và Ia Peng (huyện Phú Thiện).

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, gia đình anh Rơ Lan Hle (ở giữa) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế. Ảnh: T.D

Sức sống mới ở làng Ó

(GLO)- Xa rồi những ngày khốn khó với nỗi lo thiếu đói lúc giáp hạt luôn ám ảnh trong tâm trí người dân làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ đây, làng Ó đã khoác lên mình chiếc áo mới bởi màu tươi sáng của những ngôi nhà xây to đẹp và các khu vườn mướt xanh, trĩu quả.