Gia Lai: Tập huấn sử dụng 100 cây thuốc và 66 bài thuốc chữa bệnh thường dùng của người Jrai và Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 1-11, tại TP. Pleiku, Hội Đông y tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chuyên đề và trao đổi kinh nghiệm sử dụng 100 cây thuốc và 66 bài thuốc chữa bệnh thường dùng của người Jrai và Bahnar ở tỉnh Gia Lai cho trên 40 hội viên trên địa bàn tỉnh.

Tại lớp tập huấn, bác sĩ CKI Nguyễn Thanh Hùng-Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Gia Lai đã giới thiệu về một số phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt và sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của cộng đồng người Jrai và Bahnar; trong đó giới thiệu 100 cây thường dùng làm thuốc chữa bệnh và 66 bài thuốc chữa bệnh thường dùng của cộng đồng người Jrai và Bahnar tại tỉnh Gia Lai.

z5987755248911-e1ec2ccbb1ca0f30042b9c6838d3eafd.jpg
Bác sĩ CKI Nguyễn Thanh Hùng-Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Gia Lai giới thiệu một số phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt và sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của cộng đồng người Jrai và Bahnar tại lớp tập huấn. Ảnh: Như Nguyện

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước giữ nước và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, ông cha ta đã có nhiều phát hiện khai thác và sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ XIV, Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh và các danh y hậu thế cũng đã để lại cho chúng ta những y văn quý báu về các bài thuốc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh.

Riêng tại Gia Lai, đây là địa bàn được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai, động vật thực vật đến nay vẫn được coi là kho lưu trữ tài nguyên thực vật, đặc biệt là tài nguyên dược liệu vô cùng phong phú. Đây cũng là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều dân tộc anh em; trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Jrai và Bahnar chiếm gần 42% dân số toàn tỉnh.

Chính sự đa dạng về tộc người cũng như sự khác biệt về điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng những kinh nghiệm truyền khẩu trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh làm thuốc chữa bệnh của đồng bào dân tộc Jrai và Bahnar.

z5987755275356-8443f4b009e64af2b78e7f259644dc05.jpg
Trên 40 hội viên Hội Đông y tỉnh Gia Lai tham gia lớp tập huấn. Ảnh: Như Nguyện

Tuy nhiên hiện nay, nhiều cây thuốc đang dần cạn kiệt, nhiều bài thuốc có hiệu quả cao chỉ được lưu giữ trong ký ức và lan truyền bằng miệng nên nguy cơ thất truyền là hiện hữu. Lớp tập huấn góp phần giữ gìn và phát huy giá trị các cây thuốc, bài thuốc chữa bệnh thường dùng của cộng đồng người Jrai và Bahnar, từ đó ứng dụng thực tế và nâng cao hiệu quả trong khám chữa bệnh đông y cho người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.