Gia Lai: Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện rà soát Quyết định số 22/2021/QĐ-UBND ngày 25-8-2021 của UBND tỉnh ban hành Quy định về tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh để kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định pháp luật. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá tài sản đảm bảo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và pháp luật có liên quan.

Theo dõi, kịp thời phát hiện các trường hợp người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản không đăng thông báo trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản; đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người đăng ký tham gia đấu giá ngoài quy định của pháp luật để xem xét, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá tài sản theo đúng quy định pháp luật. Khuyến khích tổ chức đấu giá tài sản có đủ điều kiện thiết lập trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của tổ chức mình để tổ chức cuộc đấu giá dưới hình thức đấu giá trực tuyến.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tham mưu việc xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đảm bảo đúng quy định pháp luật và phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong việc đưa tài sản ra đấu giá, xác định giá khởi điểm tài sản đấu giá và tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá; xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm, tiếp tay, bao che cho hành vi vi phạm về đấu giá tài sản và thẩm định giá.

Đối với Sở Tài chính, cần chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tham mưu, hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm để đấu giá tài sản thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật và trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh tăng hệ số giá đất để đảm bảo đúng quy định pháp luật và phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường.

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện thực hiện nghiêm quy định của Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đất đai và các quy định pháp luật khác để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động đấu giá tài sản. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc có phương án đấu giá phù hợp, khả thi, không đặt thêm yêu cầu, điều kiện không có cơ sở đối với người tham gia đấu giá. Qua đó, phát huy hiệu quả của hình thức đấu giá tài sản, bảo đảm tối đa hóa lợi ích của Nhà nước trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản công. Khi lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản cần căn cứ theo đúng các tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Đấu giá tài sản, Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 8-2-2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Trường hợp lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo hình thức đấu thầu thì khuyến khích việc lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi được quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Đấu thầu theo các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Đấu giá tài sản.

Ngoài ra, cần tăng cường vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình khi đưa tài sản ra đấu giá, đăng tải đầy đủ thông tin việc lựa chọn tổ chức đấu giá trên Cổng thông tin điện tử quốc gia. Giám sát chặt chẽ tổ chức đấu giá tài sản trong việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá sau khi ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, trong đó chú trọng kiểm tra việc đăng thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản theo đúng thời gian, nội dung quy định. Trường hợp phát hiện tổ chức đấu giá tài sản không đăng thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia thì người có tài sản có thể xem xét, yêu cầu hủy hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản. Giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức đấu giá, kịp thời có ý kiến, yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản tuân thủ đúng quy định về bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá, tạo điều kiện thuận lợi, thu hút đông đảo các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá, đảm bảo đúng bản chất của việc đấu giá tài sản.
 
Đề nghị các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh thực hiện việc đấu giá tài sản theo đúng nguyên tắc, hình thức, trình tự, thủ tục của Luật Đấu giá tài sản và pháp luật có liên quan. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của đơn vị mình. Chỉ đạo đấu giá viên không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của pháp luật về đấu giá tài sản. Bảo đảm điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động đấu giá tài sản.

 

THANH SOẠN

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.