Gia Lai: Tăng cường phòng, chống bệnh dại trên chó, mèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 3-4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai đã có công văn gửi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh dại trên chó, mèo.
Ngày 1-4, tại TP.Pleiku đã xảy ra vụ một con chó thả rông cắn người khiến 16 trường hợp phải đi tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Như Ý
Ngày 1-4, tại TP.Pleiku đã xảy ra vụ một con chó thả rông cắn người khiến 16 trường hợp phải đi tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Như Ý
Theo đó, đề nghị Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố tăng cường rà soát, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dại chó, mèo; kịp thời phát hiện, xử lý trường hợp mắc bệnh, nghi mắc bệnh dại, báo cáo kịp thời về UBND cấp huyện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện việc đăng ký nuôi chó, mèo và cam kết, thực hiện việc nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó, mèo trong khuôn viên của gia đình; khi đưa chó ra ngoài phải rọ mõm, xích giữ chó, mèo và có người dắt, đảm bảo an toàn cho người xung quanh; tuyên truyền về các biểu hiện bệnh dại của chó, mèo cho người dân để nắm bắt và nhận biết, khi phát hiện chó, mèo nghi bị bệnh dại phải báo cáo ngay cho cơ quan chức năng để kip thời xử lý.
Vận động nhân dân chủ động mua vắc xin tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo nuôi nhằm đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 80% tổng đàn. Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tiêm phòng vắc xin dại động vật năm 2020. Phối hợp, hướng dẫn UBND cấp xã thống kê tình hình nuôi chó, mèo trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc công tác quản lý chó, mèo nuôi (lập sổ quản lý, thống kê cập nhật số lượng chó nuôi, bắt chó thả rông, xử lý vi phạm). Ngoài ra, tham mưu cho UBND cấp huyện hướng dẫn, chỉ đạo UBND cấp xã chấn chỉnh hoạt động của đội chuyên trách bắt chó thả rông; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi vi phạm theo quy định.
Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường phổ biến quy định về xử lý vi phạm hành chính khi chủ vật nuôi: Không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo; không đeo rọ mõm cho chó, mèo hoặc không xích giữ chó, mèo; không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng theo quy định tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03-01-2020 của Chính phủ (Quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31-7-2017 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y).
Riêng đối với TP. Pleiku, cử cán bộ giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi tại phường Trà Bá và các xã, phường xung quanh; phối hợp với UBND phường Trà Bá tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực xuất hiện chó cắn người và các khu vực lân cận.
Như Ý

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.