Gia Lai: Tăng cường giải pháp phòng-chống cúm gia cầm A/H5N8

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Kpă Thuyên vừa ký ban hành Công văn số 913/UBND-NL ngày 9-7-2021 tập trung triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N8 và các chủng vi rút cúm gia cầm thể động lực cao khác lây lan diện rộng.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo triển khai các biện pháp quyết liệt đồng bộ các giải pháp phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N8 và các chủng virút cúm gia cầm thể động lực cao khác, không để lây lan vào địa bàn tỉnh, theo tinh thần Công điện khẩn số 4154/CĐ-BNN-TY của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh, kịp thời tham mưu đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung nội dung phù hợp với chỉ đạo của bộ ngành trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi-Thú y chủ động tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan diện rộng. Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm, ngăn chặn xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép vào địa bàn tỉnh. Đồng thời, chủ trì phối hợp kịp thời cung cấp các thông tin tuyên truyền phổ biến về tình hình dịch bệnh, đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời báo cáo chính quyền và cơ quan thú y, triển khai các biện pháp phòng-chống bệnh, cũng như chấp hành khâu vệ sinh sát trùng chuồng trại, tăng cường chăn nuôi an toàn sinh học và các biện pháp phòng-chống dịch bệnh. 
Người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp phòng dịch bệnh cho đàn gia cầm. Ảnh: Lương Thanh
Người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp phòng dịch bệnh cho đàn gia cầm. Ảnh: Lương Thanh
Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu Ban chỉ đạo 389 tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiệm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm vào địa bàn tỉnh, nhất là đối với các trường hợp vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam. Sở Y tế chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm những trường hợp nghi nhiễm cúm bệnh cúm A/H5N8 và bệnh cúm A/H1N1, các loại cúm gia cầm khác trên người, chủ động giám sát tại cộng đồng, phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh trên người, khoanh vùng xử lý triệt để không để lây lan... Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kịp thời cung cấp các thông tin tuyên truyền phổ biến tình hình dịch bệnh, đẩy mạnh tuyên truyền về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng-chống bệnh cúm gia cầm A/H5N8 và các chủng vi rút cúm gia cầm thể động lực cao khác, để người dân nắm vững, thực hiện việc phòng-chống dịch bệnh hiệu quả…
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, UBND tỉnh yêu cầu các  cơ quan đơn vị liên quan, UBND các xã, phường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, cảnh báo và xứ ký ổ dịch, không để lây lan diện rộng, đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng-chống bệnh cúm gia cầm A/H5N8 và các chủng vi rút cúm gia cầm thể động lực cao khác cho đàn gia cầm.
LƯƠNG THANH

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.