Gia Lai: Sơ kết Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 16-11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai sơ kết thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Tỉnh Đoàn, phòng GD-ĐT 17 huyện, thị xã, thành phố; các trường tiểu học, THCS, THPT; các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh.

Qua 3 năm triển khai, có 100% cơ sở giáo dục trong tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. Qua đó, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên thay đổi tích cực về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử. Mỗi thầy-cô giáo đều tự xây dựng lối sống, thái độ, hành vi chuẩn mực làm gương cho học sinh.

Bên cạnh đó, học sinh trong các cơ sở giáo dục có ý thức tự học, tự rèn đạo đức, tác phong thực hiện tốt các quy tắc ứng xử, có thái độ, hành động chuẩn mực trong nhà trường. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh có 68,6% trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT đạt tiêu chí “Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn”.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Đinh Yến

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Đinh Yến

Bên cạnh những kết quả đạt được, đến nay nhiều đơn vị trường học trong tỉnh vẫn chưa xây dựng Kế hoạch và ban hành Bộ quy tắc ứng xử; một số đơn vị xây dựng Kế hoạch nhưng lại không căn cứ vào văn bản, hướng dẫn của Bộ, Sở về văn hóa ứng xử trong trường học...

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá việc thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, giai đoạn 2019-2025”; quy định về xây dựng và thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học; tổ chức các hoạt động Đoàn-Đội nhằm tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; chuẩn mực ứng xử của giáo viên và vai trò của thầy-cô giáo trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công nhấn mạnh: Để tiếp tục thực hiện Đề án giai đoạn 2023-2025, đề nghị các Phòng GD-ĐT, các trường phổ thông thuộc Sở, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục Thường xuyên tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, học sinh, sinh viên, gia đình và cộng đồng về giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học; thực hiện Bộ quy tắc ứng xử; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tiếp tục quan tâm xây dựng trường học đạt tiêu chuẩn Xanh-Sạch- Đẹp- An toàn” theo quy định…

Ông Trần Bá Công (thứ 4 từ phải qua)-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT trao giấy khen cho 7 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025”. Ảnh: Đinh Yến

Ông Trần Bá Công (thứ 4 từ phải qua)-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT trao giấy khen cho 7 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025”. Ảnh: Đinh Yến

Dịp này, Giám đốc Sở GD-ĐT tặng giấy khen cho 4 tập thể, 7 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025”.

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

(GLO)- Những con số của sử liệu thường khô cứng, vì thế không gì dễ đi vào lòng người bằng bài học lịch sử trực quan, sinh động, bằng “mắt thấy, tai nghe”. Một khi tình yêu quê hương đất nước được bồi đắp, trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc cũng được nhân lên.