Gia Lai siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh Gia Lai đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Toàn tỉnh có hơn 550 ngàn ha cây trồng các loại. Theo đó, nhu cầu vật tư nông nghiệp rất lớn. Mỗi năm, tỉnh cần khoảng 3,5 triệu tấn phân bón, trên 1.500 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), 9.000 tấn lúa giống, hơn 800 tấn bắp giống, 900 triệu hom mì giống, 245 triệu hom mía giống và nhiều loại giống cây trồng khác.

Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, công tác quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp luôn được ngành chức năng và chính quyền các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trong sản xuất kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV vẫn xảy ra. Đặc biệt, việc kinh doanh giống cây trồng không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản xuất giống cây trồng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật đã gây ảnh hưởng đến người sản xuất.

Cục Quản lý thị trường tỉnh thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh phân bón, thuốc BVTV. Ảnh: Lê Nam

Cục Quản lý thị trường tỉnh thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh phân bón, thuốc BVTV. Ảnh: Lê Nam

Ông Nguyễn Tiến Sỹ-Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT-cho hay: Toàn tỉnh có 803 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV; 135 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi; 69 cơ sở kinh doanh thuốc thú y; 242 cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống. Năm 2022, Thanh tra Sở đã tổ chức 5 cuộc thanh tra chuyên ngành tại 465 cơ sở. Qua thanh tra, kiểm tra, đơn vị đã xử phạt hành chính 74 cơ sở với tổng số tiền 306,65 triệu đồng.

“Các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp thường vi phạm các lỗi như: buôn bán phân bón không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; buôn bán hàng hóa mà trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; buôn bán hàng hóa có nhãn không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật; buôn bán thuốc BVTV chung với thuốc y tế...”-ông Sỹ cho hay.

Huyện Krông Pa có 64 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp. Ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Năm 2022, cơ quan chuyên môn của huyện kiểm tra tại 21 cơ sở thì có 9 cơ sở vi phạm và bị xử phạt 23,5 triệu đồng. Ngoài việc kiểm tra, huyện còn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở kinh doanh tuân thủ quy định của pháp luật.

“Năm 2023, UBND huyện tiếp tục thành lập đoàn kiểm tra, tập trung vào hoạt động buôn bán và vận chuyển giống mì nhằm kiểm soát nguồn giống, ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh lây lan, hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra đối với cây trồng”-ông Châu thông tin thêm.

Tương tự, huyện Chư Păh hiện có 57 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV; 9 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi; 6 cơ sở kinh doanh thuốc thú y; 51 cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống. Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nguyễn Công Sơn cho hay: Phòng vừa thành lập đoàn kiểm tra các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, đưa việc kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện đi vào nền nếp. Bên cạnh đó, huyện cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng các loại giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV có đầy đủ nhãn mác, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và mua tại các đại lý, cơ sở kinh doanh uy tín.

Cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh kiểm tra cơ sở kinh doanh giống cây trồng ở xã Nghĩa Hòa. Ảnh: Lê Nam

Cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh kiểm tra cơ sở kinh doanh giống cây trồng ở xã Nghĩa Hòa. Ảnh: Lê Nam

Còn theo ông Phan Vĩnh Tấn-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế thị xã An Khê: Để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, UBND thị xã đã ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp; đồng thời, kết hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, điều kiện an toàn thực phẩm nông-lâm-thủy sản đến các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Trao đổi với P.V, ông Trần Xuân Khải-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh-cho biết: “Thời gian tới, Chi cục tiếp tục tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức lại sản xuất, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để quản lý tốt việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng. Bên cạnh đó, khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV hóa học để bảo vệ sức khỏe cho cả người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nông dân tăng cường sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp để làm phân bón và các chế phẩm sinh học”.

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác Cục Địa chất Việt Nam. Ảnh: Lê Nam

Bàn giao dự án điều tra môi trường phóng xạ tại Gia Lai

(GLO)- Sáng 25-9, Cục Địa chất Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) do đồng chí Trần Bình Trọng-Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai trong quản lý nhà nước về lĩnh vực địa chất, khoáng sản.
Thời gian qua, nhờ triển khai giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, tài nguyên rừng trên địa bàn lâm phần do ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê được quản lý tốt hơn. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai công bố một số thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm

(GLO)- Ngày 20-9, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung đã ký ban hành Quyết định số 488/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm; 6 thủ tục hành chính mới và 4 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

(GLO)- Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân ở thôn 6 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên trở thành tỷ phú. Họ chính là những tấm gương sáng truyền động lực để nông dân trên địa bàn nỗ lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

(GLO)- Cùng với niềm vui được mùa, được giá, người trồng chanh dây trên địa bàn tỉnh rất vui mừng trước thông tin Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu chanh dây sang thị trường Mỹ. Với việc thị trường mở rộng, người dân có niềm tin để tiếp tục gắn bó với loại cây này.
Nâng tầm giá trị hạt cà phê

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

(GLO)- Minh bạch đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, từng bước nâng tầm giá trị hạt cà phê là hướng đi của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Gia Lai để xây dựng ngành hàng cà phê bền vững, vươn tới các thị trường khó tính.

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

(GLO)- Tính đến ngày 14-8, toàn tỉnh Gia Lai mới trồng được trên 2.550 ha rừng (gần 2.050 ha rừng tập trung và hơn 500 ha cây phân tán), đạt 24,7% kế hoạch. Con số thống kê đó nói lên sự chậm trễ trong công tác chỉ đạo trồng rừng của các cấp chính quyền.
Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.