Gia Lai quy định mật độ chăn nuôi giai đoạn 2022-2030

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 05/2022/QĐ-UBND về quy định mật độ chăn nuôi giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh.

Nhờ nguồn vốn ngân hàng, ông Huỳnh Hữu Quyết (thôn Nhơn Bông, xã Ayun) có điều kiện đầu tư vào trang trại chăn nuôi heo giống và heo thịt. Ảnh: Thanh Nhật
Trang trại chăn nuôi heo giống và heo thịt của ông Huỳnh Hữu Quyết (thôn Nhơn Bông, xã Ayun, huyện Mang Yang). Ảnh: Thanh Nhật

Theo đó, mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh không vượt quá 1 đơn vị vật nuôi trên 1 ha đất nông nghiệp (ĐVN/ha). Trong đó, huyện Phú Thiện là 1 ĐVN/ha; huyện Chư Sê 1,2 ĐVN/ha; huyện Ia Pa 1,5 ĐVN/ha; huyện Chư Prông và Chư Pưh 2 ĐVN/ha; huyện Mang Yang 2,3 ĐVN/ha; các địa phương còn lại có mật độ dưới từ 0,4 đến 0,7 ĐVN/ha.
 

Bảng mật độ chăn nuôi
Bảng mật độ chăn nuôi


Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định diện tích đất nông nghiệp làm căn cứ để UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quản lý, phát triển chăn nuôi tại địa phương phù hợp với mật độ chăn nuôi theo quy định.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 25-2-2022, riêng quy định về mật độ chăn nuôi tại TP. Pleiku có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

 

KIỀU PHAN
 

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.