Gia Lai: Nâng cao hiệu quả công tác PCCC và CNCH trong các cơ sở giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) trong các cơ sở giáo dục.

Theo đó, Sở GD-ĐT yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành Giáo dục xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH; tiếp tục quán triệt, phổ biến đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh để nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải gương mẫu đi đầu, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về PCCC ở cơ quan, đơn vị. Đồng thời, triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác PCCC, CNCH; không được buông lỏng quản lý về công tác này.

Tăng cường chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, siết chặt các biện pháp quản lý nhà nước về PCCC theo chức năng, nhiệm vụ được giao và trong phạm vi quản lý; phối hợp tháo gỡ những khó khăn, hướng dẫn giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm đúng yêu cầu, quy định về an toàn PCCC. Tham gia góp ý, xây dựng, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về PCCC (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sự cố, tai nạn...).

Trường Mầm non Sắc Màu (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) tổ chức ngoại khóa rèn luyện kỹ năng PCCC cho trẻ. Ảnh: Mộc Trà
Trường Mầm non Sắc Màu (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) tổ chức ngoại khóa rèn luyện kỹ năng PCCC cho trẻ. Ảnh: Mộc Trà

Cùng với đó, tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm ngăn chặn triệt để việc xảy ra cháy, nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan. Hàng năm, bố trí kinh phí bảo đảm các điều kiện về an toàn PCCC và CNCH tại trụ sở cơ quan, đơn vị, đáp ứng yêu cầu “4 tại chỗ”. Thường xuyên phối hợp Cảnh sát PCCC tập huấn, hướng dẫn, trang bị kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phối hợp triển khai diễn tập, thực tập các phương án, tình huống ứng phó xử lý sự cố, tai nạn, cháy, nổ và CNCH huy động nhiều lực lượng, phương tiện… bảo đảm hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tế.

Sở GD-ĐT cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị trong ngành tuyên truyền, vận động mỗi gia đình cán bộ, giáo viên, nhân viên trang bị tối thiểu 1 bình chữa cháy, có ít nhất 1 người tham gia tập huấn kỹ năng chữa cháy, CNCH. Đồng thời, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, vận động từng cơ sở giáo dục cam kết ưu tiên bố trí kinh phí phục vụ trang bị, bảo đảm các thiết bị PCCC, CNCH và củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng PCCC cơ sở, bảo đảm thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ và chữa cháy, CNCH.

Ngoài ra, các đơn vị triển khai hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” bằng nhiều hình thức cụ thể, thiết thực nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động trong phong trào toàn dân PCCC những tháng cuối năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.