Gia Lai hướng dẫn triển khai sản xuất vụ mùa hiệu quả, bền vững, an toàn nguồn nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước những diễn biến thời tiết bất thường, Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai đề nghị các địa phương trong tỉnh cần chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo hiệu quả sản xuất, an toàn nguồn nước và phát triển nông nghiệp bền vững.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, nắng nóng và khô hạn ở Gia Lai bắt đầu từ tháng 4-2025, muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Trong tháng 5, khả năng xảy ra khô hạn cục bộ tại các vùng không có công trình thủy lợi. Dự báo từ tháng 5-7 có thể xuất hiện các đợt mưa vừa đến mưa to, tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm.

z6526734214588-67472b4935ed6f77d8db657597a8c56c.jpg
Sở Nông nghiệp và Môi trường khuyến cáo người dân sử dụng các giống lúa chất lượng cao như HT1, Đài Thơm 8, TBR225, OM5451… Ảnh: P.V

Tại Công văn số 1089/SNNMT-TTBVTT, Sở Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo hoàn thành và vượt chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng vụ Mùa. Tổ chức sản xuất theo vùng chuyên canh, áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, liên kết chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra, gắn với truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng và tiêu chuẩn quốc tế như VietGAP, GlobalGAP, Organic.

Sở Nông nghiệp và Môi trường cũng hướng dẫn lịch thời vụ cụ thể cho từng vùng, cây trồng. Trong đó, đối với cây lúa nước: Vùng có công trình thủy lợi: xuống giống tập trung từ 20-5 đến trước 20-6 (phía Tây), và từ 30-5 đến 30-6 (phía Đông, Đông Nam). Vùng phụ thuộc nước trời: chỉ gieo sạ khi có đủ nước, chấm dứt trước 10-7. Khuyến cáo sử dụng các giống lúa chất lượng cao như HT1, Đài Thơm 8, TBR225, OM5451… Áp dụng kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”, “3 giảm, 3 tăng”, tưới nước tiết kiệm theo phương pháp “Nông - Lộ - Phơi” và tăng cường cơ giới hóa trong các khâu sản xuất.

Các cây trồng như ngô, khoai lang, đậu đỗ, rau, sắn, mía… được khuyến cáo gieo trồng khi đất đủ ẩm, sử dụng giống mới năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh và phù hợp điều kiện thời tiết. Đặc biệt, khuyến khích phát triển giống lúa cạn đặc sản địa phương như Ba Chăm (Mang Yang), Bọc thép (Kbang); sử dụng giống sắn kháng bệnh khảm lá như HN5, HL-RS15, KM98-1; đẩy mạnh trồng rau, đậu đỗ phục vụ liên kết chuỗi với nhà máy chế biến.

z6526734282119-b66f518a9a5a4d3d7e46cb1272bb46e5.jpg
Mở rộng diện tích với cây ăn quả như chuối, chanh leo, sầu riêng, dứa... gắn với tiêu thụ, chế biến, nâng cao giá trị. Ảnh: P.V

Bên cạnh đó, tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả có lợi thế. Cụ thể, thúc đẩy tái canh cà phê bằng giống TRS1, TR9…, áp dụng tưới tiết kiệm, cơ giới hóa thu hoạch và sản xuất theo EUDR (tiêu chuẩn chống phá rừng của EU); khuyến khích trồng xen, sử dụng trụ sống, phát triển hồ tiêu hữu cơ và có chứng nhận. Rà soát diện tích trồng điều, cao su kém hiệu quả để chuyển đổi cây trồng phù hợp hơn, kết hợp phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mở rộng diện tích với cây ăn quả như chuối, chanh leo, sầu riêng, dứa... gắn với tiêu thụ, chế biến, nâng cao giá trị.

Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các địa phương, đơn vị trực thuộc chủ động theo dõi tình hình thời tiết, nước tưới; bám sát khuyến cáo kỹ thuật để tổ chức sản xuất hiệu quả, an toàn, bền vững trong vụ Mùa 2025.

Kế hoạch cũng đặt ra các giải pháp tổ chức sản xuất bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản gắn với bảo vệ môi trường. Trong đó, quy hoạch, phát triển vùng chuyên canh sản phẩm chủ lực theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến, gắn với mã số vùng trồng, phù hợp nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện cho đầu tư liên kết sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng như trung tâm giống, chợ đầu mối, kho bảo quản, nhà xưởng chế biến.

img-7224-4105.jpg
Xây dựng chuỗi giá trị nông sản sạch, an toàn gắn với Chương trình nông thôn mới và OCOP giai đoạn 2021-2025. Ảnh: P.V

Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết vùng sản xuất tập trung, nâng cao giá trị, phát triển nông nghiệp bền vững. Hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, HACCP, ISO 22000…), ưu tiên chứng nhận và kiểm nghiệm sản phẩm. Đầu tư vùng nguyên liệu cho sản phẩm chủ lực, OCOP; ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và truy xuất nguồn gốc theo hướng nông nghiệp thông minh, tuần hoàn.

Xây dựng chuỗi giá trị nông sản sạch, an toàn gắn với Chương trình nông thôn mới và OCOP giai đoạn 2021-2025. Khuyến cáo sử dụng vật tư nông nghiệp hữu cơ, sinh học; hạn chế hóa chất để nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.