Gia Lai: Hơn 8.400 vụ việc, vụ án được thụ lý trong năm 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh Gia Lai đã tổ chức họp phiên thứ 4 nhằm tổng kết công tác cải cách tư pháp năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội Chính Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 chủ trì phiên họp.

Tham dự còn có đồng chí Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh và các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh.

Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. Ảnh: Hà Duy
Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. Ảnh: Hà Duy

Báo cáo tại phiên họp cho biết, năm 2022, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách tư pháp; tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo. Các cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tư pháp nâng cao chất lượng thực hiện các văn bản của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược cải cách tư pháp; kịp thời công khai trên cổng thông tin điện tử các văn bản quy phạm pháp luật, bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thuận lợi cho việc tra cứu, giám sát...

Vai trò, trách nhiệm của luật sư trong tham gia tố tụng, tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý đã có nhiều đổi mới. Đội ngũ giám định viên tư pháp được củng cố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan. Các cơ quan tư pháp bám sát yêu cầu, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản pháp luật hình sự, dân sự, hành chính và thủ tục tố tụng tư pháp, đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đúng quy định của pháp luật.

Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, trong năm, Viện Kiểm sát nhân dân đã phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Tòa án nhân dân hai cấp tổ chức 150 cuộc họp giao ban định kỳ với các cơ quan tư pháp để bàn biện pháp giải quyết vụ án, vụ việc có khó khăn, vướng mắc; xác định 93 vụ án điểm, 4 vụ án theo thủ tục rút gọn; yêu cầu Cơ quan Cảnh sát Điều tra khởi tố, thay đổi, bổ định khởi tố 11 vụ án và 10 bị can; ban hành 630 văn bản kết luận, kiến nghị, kháng nghị; phối hợp tổ chức 182 phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp; 203 phiên tòa xét xử áp dụng số hóa hồ sơ vụ án, công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh; 13 phiên tòa giả định, 10 phiên tòa xét xử lưu động. Trong năm, Tòa án nhân dân hai cấp thụ lý 8.437 vụ việc, vụ án; đã giải quyết 7.709 vụ việc, vụ án. Án hình sự được xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có trường hợp nào kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.

Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh đã tổ chức họp phiên thứ tư nhằm tổng kết công tác cải cách tư pháp năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Ảnh: Hà Duy
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hà Duy

Sau khi nghe các ý kiến tham gia của các đại biểu, phát biểu kết luận phiên họp, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà Ban Chỉ đạo đã thực hiện trong năm qua. Đối với công tác cải cách tư pháp năm 2023, đồng chí Rah Lan Chung nhấn mạnh: Ban Chỉ đạo của tỉnh cũng như các cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược cải cách tư pháp; xác định vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo để phát huy hiệu quả công tác; nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham gia góp ý xây dựng pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra; xử lý nghiêm các sai phạm trong thực thi công vụ, nhiệm vụ.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung đề nghị các cơ quan tư pháp duy trì mối quan hệ, tăng cường hơn nữa công tác phối hợp; nâng cao chất lượng công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Giải quyết kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực, các vụ việc, vụ án dư luận xã hội quan tâm và các kiến nghị khởi tố. Tập trung giải quyết các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, đất đai, các vụ việc khác có giá trị tiền phải thi hành án lớn. Nâng cao chất lượng các phiên tòa xét xử; phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp để xử lý dứt điểm các vụ việc gặp khó khăn, phức tạp, kéo dài. Phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát, phản biện xã hội của các cơ quan dân cử, MTTQ, tổ chức chính trị-xã hội các cấp đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp.

HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.