Gia Lai giảm chi phí không chính thức để cải thiện môi trường kinh doanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2019, tỉnh Gia Lai lần đầu tiên triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và cấp huyện (DDCI). Qua khảo sát cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí không chính thức khi giải quyết thủ tục hành chính. Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, đòi hỏi phải sớm có giải pháp để khắc phục.



Theo kết quả khảo sát DDCI năm 2019, ở nhóm sở, ban, ngành, trung vị của chỉ số chi phí không chính thức là 5,59 điểm, xếp thứ 7/8 chỉ số thành phần. Trong đó, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ là 3 đơn vị có điểm số thấp nhất ở chỉ số này, lần lượt là 5,54, 5,53 và 5,53 điểm. Còn ở cấp huyện, Đức Cơ là đơn vị dẫn đầu với 6,95 điểm, trong khi Chư Pah đứng cuối với 3,51 điểm. Trung vị của chỉ số này ở cấp huyện là 5,29 điểm, cũng xếp thứ 7/8 chỉ số thành phần.

 Người dân đến làm thủ tục tại Bộ phận một cửa huyện Mang Yang. Ảnh: H.D
Người dân đến làm thủ tục tại Bộ phận một cửa huyện Mang Yang. Ảnh: H.D



Cụ thể, có 22,25% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, hiện tượng nhũng nhiễu còn phổ biến khi giải quyết thủ tục hành chính hoặc các công việc liên quan tại các sở, ban, ngành. Đối với cấp huyện, có 31,22% doanh nghiệp nhận xét tương tự. Nói về điều này, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho rằng: “Chi phí không chính thức còn khá lớn nghĩa là vẫn có hiện tượng tham nhũng vặt. Chúng ta không thể chấp nhận điều này mà phải loại những “con sâu” ra khỏi bộ máy, phải xử lý ngay. Cần phải rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ trực tiếp làm việc với doanh nghiệp”.

Ông Nguyễn Tuấn-Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh-cho biết, thời gian gần đây, với sự quyết liệt của tỉnh thể hiện ở việc triển khai Trung tâm Phục vụ hành chính công cũng như dịch vụ công trực tuyến, những vấn đề liên quan tới chi phí không chính thức đã giảm khá nhiều so với trước đây. “Tuy nhiên, trong một nền hành chính minh bạch mà vẫn còn trên dưới 30% doanh nghiệp cho rằng phải trả chi phí không chính thức thì đây là điều cần phải lưu tâm, đồng nghĩa với môi trường kinh doanh của tỉnh vẫn chưa thực sự tốt”-ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Tiến Quang-Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng: Chi phí không chính thức rất khó xác định, chủ yếu tồn tại ở những khâu thủ tục hành chính mà doanh nghiệp phải gặp trực tiếp cán bộ, công chức trong thực hiện thủ tục thuế, thanh-kiểm tra, vận tải, phòng cháy chữa cháy, tiếp cận tín dụng... Chi phí này có thể tính bằng tiền, nhưng cũng có thể dưới dạng tiêu tốn thời gian do bị gây khó khăn, làm tăng chi phí cơ hội, tăng gánh nặng cho doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp vì chi phí không chính thức đã nảy sinh tâm lý chán nản, không tiếp tục theo đuổi cơ hội kinh doanh.

Về giải pháp để giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, ông Quang cho biết: “Biện pháp hữu hiệu để hạn chế việc nhũng nhiễu là cần đẩy mạnh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại các sở, ban, ngành và cấp huyện. Cần có một cơ chế giám sát và thúc đẩy việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở các sở, ban, ngành và cấp huyện. Đồng thời, tỉnh nên nghiên cứu để đặt ra chỉ tiêu cụ thể hàng năm giải quyết bao nhiêu thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến”.

HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

null