Gia Lai: Ghi nhận từ các lớp "chống trượt" tốt nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Học theo giáo án riêng, được giáo viên kèm cặp từng li từng tí với lượng kiến thức cơ bản là những gì mà các em học sinh có nguy cơ rớt tốt nghiệp THPT đang được ôn luyện miễn phí tại các trường nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT trong đợt thi, xét thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức vào cuối tháng 5 vừa qua là kết quả đáng mừng mà Trường THPT Anh hùng Núp (huyện Kbang) đạt được. Tuy nhiên, không vì thế mà nhà trường chủ quan trong việc ôn tập cho học sinh trong thời điểm nước rút này. Thầy Nguyễn Đình Thuận-Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Hiện nay, nhà trường vẫn rất tích cực tổ chức ôn tập cho học sinh, đặc biệt là những em có học lực không được tốt. Với 46 học sinh dân tộc thiểu số và 18 học sinh nằm trong diện có nguy cơ rớt tốt nghiệp, nhà trường tổ chức ôn tập theo nhóm, có giáo án riêng, phương pháp dạy riêng giúp các em nắm chắc kiến thức cơ bản nhất. Mục tiêu của nhà trường là giúp các em vượt qua điểm liệt (điểm 1)”.

 

Học sinh khối 12 đang trong thời điểm ôn tập nước rút cho kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Ảnh: N.G
Học sinh khối 12 đang trong thời điểm ôn tập nước rút cho kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Ảnh: N.G

Với mục tiêu giúp học sinh lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT sau 12 năm đèn sách, hầu hết các trường THPT trên địa bàn tỉnh đều tổ chức lớp “chống trượt” tốt nghiệp. Theo đánh giá của các giáo viên trực tiếp giảng dạy, lớp “chống trượt” tốt nghiệp đã mang lại nhiều kết quả. Cô Trần Hoàng Nguyên-Tổ trưởng Tổ Ngữ văn (Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Ia Grai) cho hay: Trong thời điểm nước rút hiện nay, nhiều học sinh cố gắng, có ý thức và nỗ lực cùng thầy cô ôn luyện kiến thức cơ bản. Trong quá trình ôn tập, giáo viên còn tổ chức kiểm tra bài cho các em, động viên các em học tập. “Chúng tôi soạn giáo án riêng với phương pháp truyền đạt riêng. Ví dụ như môn Ngữ văn, chúng tôi ôn tập kỹ lưỡng từ đọc hiểu đến cách thức hình thành một đoạn văn; đồng thời, phân tích cấu trúc đề thi tham khảo của Bộ GD-ĐT để các em nhận biết những dạng câu hỏi dễ lấy điểm. Ngoài ra, chúng tôi còn giúp học sinh phương pháp nắm chắc những nét cơ bản về một số tác giả, tác phẩm”-cô Nguyên nói.

Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng chỉ có 1 em rớt tốt nghiệp nhưng vẫn khiến các thầy cô buồn lòng. Trao đổi thêm về điều này, thầy Nguyễn Văn Trường-Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Một học sinh rớt tốt nghiệp không ảnh hưởng gì đến công tác thi đua nhưng xét ở hoàn cảnh của học sinh và phụ huynh thì rất đáng buồn. 12 năm đèn sách với nhiều dự định tương lai coi như phải gác lại hoặc rẽ sang một hướng khác. Mong muốn giúp học sinh đậu tốt nghiệp, tất cả giáo viên của trường đều nhiệt tình tham gia giảng dạy các lớp “chống trượt” dù không có thù lao. Chúng tôi hy vọng không có học sinh nào của mình bị bỏ lại phía sau trong kỳ thi quan trọng này”.

Việc tổ chức hiệu quả lớp “chống trượt” tốt nghiệp THPT tại các trường trên địa bàn tỉnh mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh. Em Nay Phít (Trường THPT Trần Cao Vân, huyện Chư Sê) cho biết: “Trong quá trình học tập, em đã thiếu nỗ lực nên bị hổng một số kiến thức cơ bản. Sau khi được nhà trường xếp vào lớp “chống trượt” tốt nghiệp, em được thầy cô giảng lại toàn bộ kiến thức cơ bản, giúp em hiểu và làm được nhiều bài tập, trả lời nhiều câu hỏi trắc nghiệm. Việc ôn tập hiệu quả khiến em có hứng thú học tập. Em hy vọng mình sẽ vượt qua kỳ thi để không phụ lòng thầy cô và gia đình”.

Ông Lê Duy Định-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT đánh giá rất cao nỗ lực của những giáo viên tham gia giảng dạy các lớp “chống trượt” tốt nghiệp. “Điều này thể hiện trách nhiệm và tình cảm đối với học trò của giáo viên, đúng như tinh thần chỉ đạo của Sở GD-ĐT. Trong thời điểm nước rút này, lớp học “chống trượt” sẽ giúp các em được ôn luyện kỹ càng kiến thức cơ bản, được rèn luyện khả năng làm bài, vực dậy tinh thần học tập. Tôi kỳ vọng, các em sẽ đạt kết quả tốt nhất tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018”-ông Lê Duy Định, nhấn mạnh.

Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

(GLO)- Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong 15 ngày (từ 15 đến 29-12-2024) cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an tỉnh Gia Lai vừa vinh dự được Bộ Công an biểu dương.

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

(GLO)-Chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản” được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Gia Lai phối hợp với các đơn vị tổ chức tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa đã mang lại niềm vui cho hàng ngàn người dân trên vùng biên giới mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Đại tá Đỗ Hồng Duyên-Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân động viên, giao nhiệm vụ các chiến sĩ ra làm nhiệm vụ tại các Nhà giàn DK1. Q.T

Những chuyến tàu chở tình cảm đất liền đến với lính đảo xa

(GLO)- Sáng ngày đầu năm mới 2025, tại Cảng đoàn 129 (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), 2 tàu vận tải Trường Sa 02 và Trường Sa 21 hú còi bắt đầu hành trình chở hàng hóa, quà Tết đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên biển, đảo và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.