Gia Lai: Đánh giá phân hạng 48 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 24-11 đến ngày 3-12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng đợt 1-2021 cho 48 sản phẩm của 31 chủ thể ở 6 huyện Ia Grai, Mang Yang, Đức Cơ, Chư Prông, Ia Pa và Chư Pưh. 
Ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh khai mạc Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trong thời gian 8 ngày, các thành viên Hội đồng thực hiện theo phiếu đánh giá tương ứng qua hồ sơ, sản phẩm mẫu của từng chủ thể; đồng thời thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số tiêu chí và thông qua kết quả đánh giá của các thành viên Hội đồng.
Được biết, các sản phẩm tham gia đợt này được các chủ thể đầu tư bao bì, nhãn mác và chế biến từ hạt mắc ca, cà phê, hạt điều, nấm bào ngư xám, bơ, gạo chất lượng cao J02, tinh dầu chanh dây, dầu gấc, nhung hươu ngâm mật ong, trà sả chanh, mướp đắng rừng sấy, hoa đu đủ đực sấy, thịt bò khô… đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.