Gia Lai: Đánh giá công tác quản lý và sử dụng trang thiết bị dạy học năm học 2023-2024

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 29-3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác quản lý và sử dụng phòng đa chức năng, phòng học bộ môn, thiết bị và phần mềm ứng dụng trong dạy học năm học 2023-2024.Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công chủ trì hội nghị.

Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết nối trực tuyến đến 69 điểm cầu tại các phòng GD-ĐT, trường THPT trong tỉnh. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Sở GD-ĐT có đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở GD-ĐT; Trưởng Phòng GD-ĐT 13 huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và Hiệu trưởng các trường phổ thông thuộc Sở.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Ngọc Thanh
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Ngọc Thanh

Theo báo cáo tại hội nghị, hàng năm, Sở GD-ĐT đã tổ chức tập huấn sử dụng các phòng học bộ môn, phòng học đa chức năng cho cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở giáo dục cấp THPT; tổ chức bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên Tiếng Anh bậc tiểu học, THCS và THPT.

Đa số lãnh đạo các cơ sở giáo dục quan tâm, theo dõi, chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng trang-thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng phòng đa chức năng, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học; xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng trang-thiết bị trong dạy học; đồng thời, tiến hành rà soát, tăng cường hiệu quả công tác quản lý và sử dụng trang-thiết bị, phần mềm ứng dụng trong dạy học, tự làm đồ dùng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông và chỉ tiêu về chuyển đổi số trong dạy học trực tuyến.

Các đơn vị cũng tiến hành kiểm kê, bảo dưỡng, bảo trì, thanh lý và mua bổ sung các thiết bị dạy học bị hư hỏng, hóa chất đã sử dụng hết hoặc hết hạn sử dụng; chỉ đạo giáo viên kiêm nhiệm hoặc nhân viên phụ trách thiết bị kết hợp với các tổ chuyên môn cập nhật thông tin về việc sử dụng trang thiết bị dạy học vào hồ sơ lưu trữ, thống kê các tiết thực hành, các tiết dạy có sử dụng trang-thiết bị theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

Ngoài ra, các trường cũng đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học, chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học; giao chỉ tiêu hoặc chỉ đạo các tổ chuyên môn đăng ký chỉ tiêu sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học là tiêu chí để bình xét thi đua của giáo viên.

Một số phần mềm được các trường sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác quản lý và dạy học như: quản lý ngân hàng câu hỏi, đề thi (Master Test); quản lý giáo án; quản lý thư viện (Master Lib); phần mềm hỗ trợ soạn giảng (E-Learning); quản lý hồ sơ; dạy học, kiểm tra và đánh giá trực tuyến… Trên cơ sở chỉ đạo của Sở GD-ĐT và căn cứ vào điều kiện thực tiễn, các cơ sở giáo dục cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số trong dạy học.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu lên một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng phòng đa chức năng, phòng học bộ môn, thiết bị và phần mềm ứng dụng trong dạy học thời gian qua; lắng nghe một số trường THPT chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức dạy học trực tuyến; đồng thời, tập trung đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm tiếp tục quản lý và sử dụng hiệu quả phòng đa chức năng, phòng học bộ môn, trang-thiết bị và phần mềm ứng dụng trong dạy học.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Ngọc Thanh
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Ngọc Thanh

Kết luận hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường trách nhiệm của hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên trong việc quản lý, bảo quản và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học và chuyển đổi số trong dạy và học trực tuyến nhằm đạt chỉ tiêu UBND tỉnh đã giao; thường xuyên kiểm kê, kiểm tra chất lượng và liên hệ nhà cung ứng, cơ quan, đơn vị trang bị để có giải pháp xử lý kịp thời; rà soát trang-thiết bị hư hỏng để có giải pháp sửa chữa, thanh lý và mua sắm bổ sung theo quy định nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết để tổ chức dạy và học.

Cùng với đó, tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tập huấn hướng dẫn và sử dụng đầy đủ và hiệu quả các chức năng của hệ thống trang-thiết bị và phần mềm ứng dụng trong dạy học; nghiên cứu đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá học sinh định hướng phát triển năng lực tích hợp câu hỏi mở có ứng dụng các trang-thiết bị và phần mềm ứng dụng; duy trì và phát huy các hoạt động thi đua chuyên đề về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong dạy học, sử dụng hiệu quả trang-thiết bị dạy học và phần mềm ứng dụng trong dạy học, tự làm đồ dùng dạy học…

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cũng đề nghị các phòng GD-ĐT cần có giải pháp chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, thường xuyên, liên tục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý, sử dụng trang-thiết bị dạy học và chuyển đổi số trong dạy học trực tuyến; đồng thời, tổ chức sơ kết, tổng kết, kịp thời tuyên dương những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác này.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.