Gia Lai: Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ di tích An Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 22-12, tại TP. Pleiku, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm khảo cổ học (Viện Khảo học-Xã hội vùng Nam Bộ) tổ chức hội nghị báo cáo kết quả khai quật khảo cổ di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Dự hội nghị có PGS-TS Bùi Chí Hoàng-Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học-Xã hội vùng Nam Bộ; lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo UBND TP. Pleiku, xã An Phú; các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hoàng Ngọc

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hoàng Ngọc

Di tích An Phú nằm cách trung tâm TP. Pleiku 7km về phía Đông, được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như di tích Champa, tháp Phú Thọ, tháp Chăm Phú Thọ, tháp Chăm An Phú, Rong Yang (phiên âm theo cách gọi của đồng bào địa phương). Di tích được biết đến từ cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX bởi các học giả người Pháp như: nhà thám hiểm, dân tộc học Henry Maitre; nhà khảo cổ học M.Maspero; nhà Tây Nguyên học Jacques Dournes…

Quá trình phát hiện, nghiên cứu di tích khái quát qua 2 giai đoạn: trước 1975 và từ sau 1975 đến nay. Trong đó, năm 2022, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã có cuộc khảo sát và đào thăm dò để đánh giá hiện trạng, quy mô di tích, làm cơ sở xây dựng kế hoạch khai quật đối với di tích An Phú.

Nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương cho rằng, di tích An Phú là phát hiện quan trọng về văn hóa Champa của vùng Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc
Nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương cho rằng, di tích An Phú là phát hiện quan trọng về văn hóa Champa của vùng Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Năm 2023, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm khảo cổ học tiếp tục thăm dò, khai quật khảo cổ tại 4 hố thăm dò và 1 hố khai quật với tổng diện tích trên 235m2. Căn cứ các di vật tìm thấy gồm gạch xây dựng và mảnh gốm cùng nhiều yếu tố khác, di tích được xác định có niên đại trong khoảng thế kỷ XIII-XIV.

Một số di vật tìm thấy tại di tích An Phú. Ảnh: Hoàng Ngọc

Một số di vật tìm thấy tại di tích An Phú. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cùng với việc phát hiện một số di vật văn hóa Champa là các tảng đá bệ thờ, đế kê bệ thờ…được người dân ở thôn 4 (xã An Phú) lưu giữ, bước đầu có thể khẳng định di tích An Phú là di tích kiến trúc tôn giáo thuộc văn hóa Champa duy nhất được phát hiện ở cao nguyên Pleiku cho đến nay. Theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đây là phát hiện rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của văn hóa Champa ở Gia Lai và Tây Nguyên.

Mặc dù chỉ là những thông tin ban đầu, nhưng đem lại nhiều tư liệu mới, đặt ra các vấn đề để tiếp tục nghiên cứu, làm rõ vai trò của di tích này trong bối cảnh các di tích văn hóa Champa trên địa bàn Tây Nguyên và nam Trung Bộ.

Các đại biểu tham quan thực địa di tích An Phú bên lề hội nghị. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Các đại biểu tham quan thực địa di tích An Phú bên lề hội nghị. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Trung tâm khảo cổ học cũng có một số kiến nghị như: tiếp tục khai quật di tích An Phú nhằm làm rõ toàn bộ cấu trúc tường bao và các cấu trúc kiến trúc nội vi bên trong tường bao. Cần nghiên cứu sâu, đặc biệt là nghiên cứu so sánh di tích với di tích đồng dạng trên địa bàn Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam và rộng hơn. Đồng thời, xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích và xây dựng phương án thu hồi-quản lý đất phù hợp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, biến nơi đây thành 1 trung tâm văn hóa-du lịch trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

(GLO)- Chúng ta phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đến năm 2030 thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.