Gia Lai: 6 tháng đầu năm không để xảy ra cháy rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 15-7, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã tổ chức sơ kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2022.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững như: Tổ chức tổng kết quy chế phối hợp trong quản lý, bảo vệ rừng với các tỉnh giáp ranh như Bình Định, Phú Yên và Đak Lak; triển khai các hoạt động đón nhận bằng công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập tỉnh (24/5/1932-24/5/2022)…

Bên cạnh đó, Chi cục đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm, đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng cùng đoàn kiểm tra liên ngành, đơn vị chủ rừng thường xuyên phối với UBND các xã tập trung ngăn chặn tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp. Tổ chức truy quét các điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở các vùng rừng giáp ranh…

  Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Diệp
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Diệp


Nhờ đó, từ đầu năm nay đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 169 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 67 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Một số địa phương có số vụ vi phạm giảm như huyện Kông Chro giảm 20 vụ, Krông Pa giảm 25 vụ và Đak Đoa giảm 13 vụ. Các vụ khai thác rừng trái phép đều giảm về số vụ và giảm thiệt hại gỗ so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra vụ cháy rừng nào gây thiệt hại tài nguyên rừng. Tuy nhiên, số vụ phá rừng làm nương rẫy trái pháp luật tăng 12 vụ so với cùng kỳ.

Cơ quan chuyên môn đã xử lý vi phạm hành chính 77 vụ (76 vụ phạt tiền, tịch thu không xử phạt 1 vụ) và xử lý hình sự 16 vụ; tịch thu hơn 271 m3 gỗ tròn, xẻ các loại; 101 ster củi và một số lâm sản khác; 31 xe ô tô, 32 xe công nông, xe độ chế và 59 xe máy… Tổng số tiền phạt, bán tang vật và phương tiện vi phạm hơn 1,3 tỷ đồng,

Mặc dù công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, song nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập như: tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp tại một số địa phương chưa giảm; hạ tầng máy móc thiết bị chưa đáp ứng nhiệm vụ quản lý, bảo vệ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; hoạt động của kiểm lâm địa bàn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, trung bình một người quản lý khoảng 2.000 ha rừng…

Từ nay đến cuối năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo các chương trình, kế hoạch trọng tâm của các cấp, ngành Trung ương và tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản. Phối hợp với các đơn vị chủ rừng tổ chức tuần tra, truy quét để phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng và đất rừng. Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản tại các huyện, thị xã, thành phố theo kế hoạch đã được các cấp, ngành phê duyệt.

 

 NGUYỄN DIỆP

Gia Lai: 6 tháng đầu năm không để xảy ra cháy rừng ảnh 2
 

Có thể bạn quan tâm

Công an tỉnh Gia Lai tăng tốc triển khai Đề án 06

Công an tỉnh Gia Lai tăng tốc triển khai Đề án 06

(GLO)- Công an tỉnh Gia Lai là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của tỉnh.
Nhớ bok Núp

Nhớ bok Núp

(GLO)- Nhiều người và nhiều hãng thông tấn báo chí chụp ảnh Anh hùng Núp. Trong đó, bức ảnh “Bok Núp” của anh Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai) được nhận xét là một trong những bức chân dung đẹp nhất.

Nhớ những ngày ở làng cùng bok Núp

Nhớ những ngày ở làng cùng bok Núp

Bok Núp được biết đến nhiều với vai trò là một vị anh hùng trong kháng chiến chống ngoại xâm. Nhưng hôm nay, tôi lại muốn kể về một bok Núp ở làng-một già làng, một nông dân thực thụ, một người yêu và thấm đẫm chất văn hóa Bahnar.