Gia Lai 11/12 ca tử vong do bệnh dại đều không tiêm vắc xin khi bị chó, mèo cắn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 8-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai (CDC Gia Lai) tổ chức hội thảo tăng cường truyền thông học đường về phòng-chống bệnh dại năm 2023. Hội thảo có sự tham dự của khoảng 80 đại biểu đến từ các sở, các đơn vị trực thuộc sở: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Giáo dục và Đào tạo.

Tại hội thảo, CDC Gia Lai thông tin đến các đại biểu tổng quan tình hình bệnh dại tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh. Theo CDC Gia Lai, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 12 ca tử vong do bệnh dại; trong đó 11/12 ca không tiêm vắc xin phòng dại, 1/12 ca có tiêm nhưng không đủ mũi (chỉ tiêm 1 mũi).

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Khó khăn trong công tác phòng-chống bệnh dại hiện nay trên địa bàn tỉnh là chi phí cho việc tiêm phòng vắc xin, huyết thanh kháng dại khi bị chó, mèo dại cắn còn khá cao nên người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ tiêm phòng vắc-xin. Chương trình phòng-chống bệnh dại thiếu kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông phòng-chống bệnh dại cho cán bộ y tế. Các điểm tiêm vắc-xin dại; huyết thanh kháng dại trên địa bàn ít và tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn vì vậy hạn chế sự tiếp cận của người dân vùng xa khi tiêm vắc xin dại; sự phối hợp giữa y tế, thú y vẫn chưa thành kế hoạch thường xuyên, liên tục; khi xuất hiện chó nghi dại cắn người tại cộng đồng đa số không được thông báo đến cán bộ y tế hoặc thú y.

Ngoài ra, sự chủ quan của người dân đối với bệnh dại, thiếu hiểu biết, tin vào điều trị bằng thuốc Nam; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho chó, mèo trên tổng đàn còn thấp (chỉ đạt 16% trong 9 tháng năm 2023); việc quản lý đàn chó và tiêm vắc xin phòng dại cho chó tại cộng đồng dân cư rất khó khăn; chó thường được thả rông không rọ mõm cũng là những khó khăn trong công tác phòng-chống bệnh dại hiện nay trên địa bàn Gia Lai.

Để công tác phòng-chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, CDC Gia Lai đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tiếp tục hỗ trợ chuyên môn, tăng cường giám sát tình hình bệnh dại tại tỉnh Gia Lai để có những hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời; tập huấn hướng dẫn giám sát phòng-chống bệnh dại cho cán bộ làm công tác phòng- chống bệnh dại.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cần có biện pháp quản lý đàn chó nuôi đến hộ gia đình; tăng cường công tác tiêm phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh đạt 70% theo kế hoạch; tham mưu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong quản lý nuôi chó, mèo và không tiêm vắc xin cho chó, mèo theo quy định. UBND các huyện, thị xã, thành phố và chính quyền các cấp cần thành lập các đội bắt chó, mèo thả rông, chó không rọ mõm, nghi mắc bệnh dại và tiêu hủy theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong quản lý nuôi chó, mèo và không tiêm vắc xin cho chó, mèo theo quy định của pháp luật. Các ban, ngành, đoàn thể cần vào cuộc phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng- chống bệnh dại.

Cán bộ CDC Gia Lai thông tin tổng quan tình hình bệnh dại tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Cán bộ CDC Gia Lai thông tin tổng quan tình hình bệnh dại tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông tin tình hình và các biện pháp cấp bách triển khai kiểm soát bệnh dại trên động vật; Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ thông tin tình hình và công tác triển khai phòng-chống dại trên người tại huyện Đức Cơ; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp TP. Pleiku báo cáo tình hình và công tác triển khai phòng-chống dại trên động vật tại TP. Pleiku. Ngoài ra, CDC Gia Lai đã hướng dẫn cách phòng-chống bệnh dại cho học sinh, công tác giám sát kiểm soát bệnh dại trên người và điều tra xử lý ổ dịch điều trị dự phòng dại. Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để các đại biểu trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm trong công tác phòng-chống bệnh dại.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.