Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, đạt mức 618 USD/tấn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong tuần qua, giá gạo tiếp tục tăng mạnh tại hầu hết các trung tâm xuất khẩu gạo, do tâm lý lo ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung sau lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Giá gạo xuất khẩu cũng tăng thêm 20 USD/tấn, giao dịch ở mức 618 USD/tấn.

Trên thị trường, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm, đạt 627-630 USD/tấn, cao hơn đáng kể so với mức giá 545 USD/tấn được ghi nhận vào tuần trước.

Một thương gia của Thái Lan chia sẻ, với giá cao như thế này thì mục tiêu xuất khẩu 8 triệu tấn gạo trong năm 2023 của nước này có thể đạt được. Tuy nhiên, các thương nhân vẫn phải theo dõi chặt chẽ tình hình ở Ấn Độ. Sau khi Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng không phải basmati ngày 20-7, giá gạo đồ 5% tấm của nước này đã tăng lên mức kỷ lục 450-455 USD/tấn.

Cùng với giá gạo xuất khẩu, giá thóc gạo nội địa cũng tăng sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ

Cùng với giá gạo xuất khẩu, giá thóc gạo nội địa cũng tăng sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ

Trong khi đó, Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngày 4-8, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 618 USD/tấn, tăng 20 USD so với một ngày trước đó. Hiện giá gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ còn thấp hơn gạo cùng loại của Thái Lan 7 USD/tấn. Đối với gạo 25% tấm cũng tăng thêm 20 USD/tấn so với ngày 3-8, giao dịch ở mức 598 USD/tấn.

Nhận định về triển vọng giá gạo, nhiều thương nhân nói: “Chưa biết giá sẽ tăng đến mức nào”. Trong hai tuần qua, giá lúa của Việt Nam đã tăng mạnh, lên ngưỡng 6.800-7.200 VND (0,29-0,3 USD)/kg, do nhu cầu lớn từ các nhà xuất khẩu và chế biến.

Ở trong nước, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm cũng điều chỉnh tăng theo mặt bằng chung. Gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 11.300-11.400 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg. Gạo thành phẩm ở mức 13.200-13.300 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; gạo Hương Lài giá 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng giá 14.500 đồng/kg; gạo Nàng Hoa giá 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan có giá là 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg và cám duy trì mức 8.500-9.000 đồng/kg...

Tại hội nghị điều hành xuất khẩu gạo diễn ra tại TP. Cần Thơ ngày 4-8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Vượt mức 610 USD/tấn, xuất khẩu gạo Việt Nam đột phát trên nhiều thị trường, đây là tín hiệu vui cho ngành lúa gạo của Việt Nam. Chúng ta cần tận dụng thời cơ nhưng phải giữ vững an ninh lương thực quốc gia”.

Cũng tại hội nghị này đã thông tin, ước tính đến hết tháng 7-2023, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, đạt trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân ước đạt 534 USD/tấn, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null