Ghép gan không cùng nhóm máu cho bệnh nhân 15 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phương pháp ghép gan không cùng nhóm máu giúp tăng cơ hội sống cho người cần được ghép gan, cũng như giúp tăng nguồn hiến tặng gan.

Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (BV 108) vừa thực hiện thành công ca ghép gan không cùng nhóm máu giữa người cho là bà nội và người nhận là cháu gái 15 tuổi. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên, BV 108 triển khai kỹ thuật ghép gan không cùng nhóm máu cho trẻ em.

Các bác sĩ BV 108 thực hiện ca ghép gan bất đồng nhóm máu cho bệnh nhi 15 tuổi
Các bác sĩ BV 108 thực hiện ca ghép gan bất đồng nhóm máu cho bệnh nhi 15 tuổi

PGS-TS Lê Văn Thành, Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, BV 108 cho biết, bệnh nhân nữ 15 tuổi bị ung thư biểu mô tế bào gan trên nền xơ gan, nên ghép gan là phương án tốt nhất. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của ca ghép này đó là ghép gan bất đồng nhóm máu ABO với người hiến là bà nội.

Sau ca ghép gan, bệnh nhân 15 tuổi dần hồi phục sức khỏe
Sau ca ghép gan, bệnh nhân 15 tuổi dần hồi phục sức khỏe

Điểm khác biệt của ca ghép gan không cùng nhóm máu là trước ghép 3 tuần, người hiến gan được đánh giá hiệu giá kháng thể nhóm máu, sau đó sẽ điều chỉnh hiệu giá kháng thể, điều trị giải mẫn cảm bằng thuốc ức chế miễn dịch Retuximab kết hợp lọc huyết tương, để đưa nồng độ kháng thể nhóm máu của người hiến xuống 1/16 sẽ tiến hành ghép gan.

Về mặt kỹ thuật, cũng giống như các ca ghép gan bình thường, thời gian sống của bệnh nhân được ghép gan là không khác biệt. Sau ghép gan, bệnh nhân được theo dõi như ghép thông thường, nhưng phải làm xét nghiệm hiệu giá kháng thể 2 tuần/lần đến khi ra viện.

PGS-TS Lê Văn Thành cho biết, trước đây, bệnh nhân có chỉ định ghép gan thì chỉ ghép đồng nhóm máu, nhưng số lượng người cần ghép gan cao mà người hiến gan ít và người hiến có đồng nhóm máu lại càng ít hơn. Với phương pháp ghép gan không cùng nhóm máu giúp tăng cơ hội sống cho người cần được ghép gan, cũng như tăng nguồn hiến tặng.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).