Gạo ngon nhất Việt Nam năm 2020 vừa được xướng tên, là gạo gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc thi Gạo ngon Việt Nam do Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), Hiệp hội Lương Thực Việt Nam (VFA) và báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức hôm nay 3/11, tại TP.HCM cuối cùng đã xướng tên loại gạo ngon nhất Việt Nam, đó là ST 25.

Theo đó, Ban tổ chức đã xướng tên gạo ngon nhất Việt Nam là gạo ST 25 của kỹ sư Hồ Quang Cua và nhóm cộng sự (thuộc doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí, tỉnh Sóc Trăng).
 

Gạo ST 25 của ông Hồ Quang Cua và cộng sự đạt giải Nhất cuộc thi Gạo ngon Việt Nam 2020. Ảnh: Hồng Phúc.
Gạo ST 25 của ông Hồ Quang Cua và cộng sự đạt giải Nhất cuộc thi Gạo ngon Việt Nam 2020. Ảnh: Hồng Phúc.


Cuộc thi Gạo ngon Việt Nam do Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), Hiệp hội Lương Thực Việt Nam (VFA) và báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp tổ chức.

Tại cuộc thi năm ngoái, Ban tổ chức đã chọn gạo ST 24 của ông Hồ Quang Cua là loại gạo ngon nhất Việt Nam. Ngoài ra, gạo ST 25 của ông Cua cũng được trao giải Ba.

Sau đó, 3 loại gạo ngon nhất được mang tham dự cuộc thi Gạo ngon thế giới, tại đây, gạo ST 25 của ông Hồ Quang Cua được xướng tên là loại gạo ngon nhất thế giới. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đạt được danh hiệu này trong cuộc thi tìm kiếm gạo ngon thế giới.

Trao đổi với phóng viên Nông thôn Ngày nay/Dân Việt, ông Hồ Quang Cua cho biết: "Gạo ST 25 phải qua nhiều vòng đi đến giải thưởng quốc tế. Có được thành quả này là điều rất mừng, tức thành tựu của mình được củng cố. Tôi hy vọng với kết quả này sẽ củng cố xây dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế".


 

Ông Cua hy vọng kết quả này sẽ củng cố xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ảnh: Hồng Phúc.
Ông Cua hy vọng kết quả này sẽ củng cố xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ảnh: Hồng Phúc.


Ở nhóm gạo thơm, ngoài gạo ST 25 được trao giải Nhất, giải Nhì được trao cho gạo Thiên Vương của Tập đoàn Lộc Trời; giải Ba thuộc về giống gạo của Viện Lúa ĐBSCL và Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Đồng Tháp).

Đây là ba loại gạo sẽ đại diện Việt Nam đi thi cuộc thi Gạo ngon thế giới được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị gạo thế giới lần thứ 12 sắp tới.

Điểm đặc biệt của cuộc thi năm nay còn có thêm gạo nếp. Ba loại nếp ngon nhất được chọn đạt giải Nhất, Nhì, Ba lần lượt là OM406 (Viện Lúa ĐBSCL), nếp Hương Tiên (Lộc Trời) và OM441 (Viện Lúa ĐBSCL).


 

 Ban giám khảo cuộc thi gạo ngon là các đầu bếp, đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hội Đầu bếp,... Ảnh: Hồng Phúc.
Ban giám khảo cuộc thi gạo ngon là các đầu bếp, đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hội Đầu bếp,... Ảnh: Hồng Phúc.


Thành phần Ban giám khảo của cuộc thi tìm kiếm gạo ngon 2020 là đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hội Đầu bếp Việt Nam, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Nam Bộ…

Giống gạo thơm, nếp được chọn dự thi phải được chọn tạo tại Việt Nam, đã được lưu hành hoặc đã được gửi đi khảo nghiệm quốc gia tối thiểu 1 vụ. Sản phẩm có độ thuần tối thiểu 98%, không hạt vàng, hạt hư, hạt xanh non và sọc đỏ.

Để mang gạo tham dự cuộc thi tìm kiếm gạo ngon nhất Việt Nam năm 2020, đơn vị tham gia phải có 1 trong 4 yêu cầu sau: Quyết định công nhận lưu hành giống lúa; giấy xác nhận khảo nghiệm giống tổi thiểu 1 vụ; giấy cam kết là tác giả giống lúa dự thi; giấy ủy quyền của cơ quan tác giả hoặc tác giả của giống lúa dự thi.


 

Giải Nhì cuộc thi gạo ngon Việt Nam 2020 được trao cho gạo Thiên Vương của Tập đoàn Lộc Trời.
Giải Nhì cuộc thi gạo ngon Việt Nam 2020 được trao cho gạo Thiên Vương của Tập đoàn Lộc Trời.
 Giải Ba đồng hạng thuộc về giống gạo của Viện Lúa ĐBSCL và Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Đồng Tháp). Ảnh: Hồng Phúc.
Giải Ba đồng hạng thuộc về giống gạo của Viện Lúa ĐBSCL và Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Đồng Tháp). Ảnh: Hồng Phúc.


Ông Nguyễn Tường Quân - Chủ tịch Hội Đầu bếp Việt Nam cho biết, 3 tiêu chí để xác định loại gạo ngon nhất là mẫu gạo trước khi nấu, sau khi nấu và thuyết minh đặc tính của gạo. Trong đó, yêu cầu gạo trước khi nấu phải có độ đồng đều, màu sắc; gạo sau khi nấu thành cơm phải có độ trắng, mùi thơm, độ dẻo, độ ngọt, độ thuần và giữ nguyên hạt.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - ông Đỗ Hà Nam nhận định, cuộc thi tìm kiếm gạo ngon Việt Nam nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ, bao gồm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Về các loại gạo, cuộc thi hướng đến phân khúc gạo thơm, nếp phù hợp điều kiện gieo trồng, được người tiêu dùng đón nhận và góp phần hỗ trợ, nâng cao và tôn vinh ngành lúa gạo Việt Nam.

http://https://danviet.vn/gao-ngon-nhat-viet-nam-nam-2020-vua-duoc-xuong-ten-la-gao-gi-20201103134207049.htm

Theo HỒNG PHÚC (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.