"Gạo ngon nhất thế giới" của Việt Nam được nhân rộng thành công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Cán bộ Phòng NNPTNT huyện Ea Súp cùng HTX Giảm nghèo Ea Súp kiểm tra chất lượng lúa ST24 trồng thử nghiệm theo phương pháp hữu cơ. Ảnh: Nông nghiệp
Từ giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” tại cuộc thi World’s Best Rice lần thứ 11 (tổ chức tại Phillippines), gạo ST24, ST25 của Việt Nam đang có sức hút mạnh trên thị trường.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), ngoài được đầu tư và nhân rộng diện tích tại Sóc Trăng - “chiếc nôi” sản sinh ra "gạo ngon nhất thế giới" ST25 của kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua - mà các vùng khác cũng đang thử nghiệm trồng loại lúa quý này.
Cụ thể, tại Đắk Lắk, nhiều hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay sản xuất giống ST24 và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Sau khi trồng thử nghiệm, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) đã dần mở rộng diện tích canh tác lúa ST24.
Ông Nguyễn Văn Tưởng - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh nhấn mạnh: Giống lúa này có đặc điểm hạt thuôn dài, chất lượng gạo thơm ngon, năng suất canh tác tại vùng chuyên canh lúa nước cao hơn hẳn, lên đến 11 tấn lúa tươi/ha, trong khi loại lúa RVT đạt bình quân 9,5 tấn lúa tươi/ha.
"So với các giống lúa mà đơn vị từng canh tác trước đây, giống ST24 thích ứng tốt, không phát sinh sâu bệnh đáng kể và lúa ST24 hữu cơ được thu mua cao hơn 1.000 đồng/kg, giúp thành viên hợp tác xã được hưởng lợi trực tiếp" - ông Nguyễn Văn Tưởng cho biết.
Theo Bộ NNPTNT, hợp tác xã Giảm nghèo Ea Súp cũng trồng lúa ST24 tại xã Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp) thành công theo hướng sản xuất hữu cơ. Năng suất thử nghiệm lúa ST24 trồng theo quy trình thông thường tại cánh đồng xã Ya Tờ Mốt không thua kém các giống lúa lai khác, đạt trên 7,5 tấn lúa khô/ha.
Ông Nguyễn Thái Sơn - Giám đốc HTX Giảm nghèo Ea Súp cho biết, kết quả này là tiền đề quan trọng để hợp tác xã xây dựng chuỗi sản xuất lúa gạo chất lượng cao, tiếp tục mở rộng diện tích canh tác lúa ST24, đặc biệt là lúa canh tác theo quy trình hữu cơ trên địa bàn Ea Súp.
Theo Bộ NNPTNT, với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng gạo, tính thích ứng cùng khả năng chống chịu sâu bệnh cao, lúa ST24 đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt tại những vùng chuyên canh lúa nước, có thể nhân rộng tại nhiều tỉnh, nhân rộng loại gạo quý ST24, ST25 để phục vụ người tiêu dùng và cho xuất khẩu. 
VŨ LONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.