Gần 250 học sinh Trường THCS Nguyễn Du trải nghiệm làm gốm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 19-4, Trường THCS Nguyễn Du (phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức hoạt động trải nghiệm làm gốm cho gần 250 học sinh khối lớp 7 tại Diêu Coffee (123A Lương Ngọc Quyến, TP. Pleiku).

Hoạt động này là một phần trong chương trình học tập hướng nghiệp với chủ đề “Khám phá thế giới nghề nghiệp” do nhà trường triển khai trong năm học 2024-2025.

Đây là dịp để các em tiếp cận thực tiễn, rèn luyện kỹ năng sống và tìm hiểu về các nghề truyền thống, qua đó góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

anh.jpg
Các em học sinh Trường THCS Nguyễn Du (phường Ia Kring, TP. Pleiku) thích thú khi tự làm sản phẩm gốm. Ảnh: B.B

Trong khuôn khổ chương trình, học sinh được nghe giới thiệu về nghề làm gốm; tìm hiểu quy trình tạo ra sản phẩm từ khâu nặn, tạo hình, phơi khô đến tráng men, nung thành phẩm.

Các em cũng được trực tiếp thực hành nặn gốm dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân, qua đó rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy sáng tạo và sự kiên nhẫn trong lao động thủ công.

Bên cạnh đó, các em học sinh còn tham gia hoạt động nhóm, giao lưu giữa các lớp nhằm tăng cường kỹ năng làm việc tập thể, xây dựng tinh thần đoàn kết và tạo không khí học tập tích cực, vui tươi.

Thông qua hoạt động trải nghiệm, nhà trường mong muốn giúp học sinh hình thành ý thức đúng đắn về nghề nghiệp, phát triển năng lực toàn diện, phù hợp với định hướng giáo dục lấy học sinh làm trung tâm.

Có thể bạn quan tâm

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.

50 năm ấy biết bao nhiêu tình

50 năm ấy biết bao nhiêu tình

(GLO)- Thế hệ chúng tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam. Sau ngày thống nhất đất nước (30-4-1975), đối với chúng tôi khi đó, mọi thứ đều hoàn toàn mới lạ, từ hát bài Quốc ca cho đến tham gia lao động công ích, sinh hoạt tập thể… 

Đừng để tâm hồn nghèo nàn

Đừng để tâm hồn nghèo nàn

(GLO)- Nhớ hồi dạy bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến) trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tôi đã hỏi học trò: Em từng có ấn tượng hay cảm xúc đặc biệt gì với mùa thu chưa? Nhiều em trả lời ngập ngừng: “Em thấy mùa thu… trời mát mẻ”, “Em thấy mùa thu… lá cây rụng nhiều”, “Em thấy mùa thu… thường mưa”.