F0 tăng trở lại, không được chủ quan!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước tình hình F0 tăng trở lại, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định mục tiêu chính là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân; phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; phục hồi sinh hoạt của cộng đồng.
Ngày 13-11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì họp giao ban trực tuyến với các quận, huyện và TP Thủ Đức về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM.
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả
Phát biểu tại cuộc họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cho biết so với giai đoạn thực hiện Chỉ thị 10/CT-UBND của UBND thành phố về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn, TP HCM đã có tỉ lệ phủ vắc-xin cao hơn, có thuốc điều trị, có kinh nghiệm phòng chống dịch cùng các điều kiện đáp ứng tốt hơn. Tuy nhiên, chính quyền thành phố không được vì thế mà chủ quan và lan rộng sự chủ quan đó ra ngoài cộng đồng. Nếu từng người dân đều chủ quan thì sẽ gây hậu quả.
Bí thư Thành ủy bày tỏ lo ngại thời gian gần đây, số F0 trên địa bàn thành phố có chiều hướng tăng trở lại và thực tế có thể còn nhiều hơn số liệu đã thống kê. Mặc dù đã phát hiện các ca dương tính qua tầm soát tại bệnh viện, xét nghiệm ngẫu nhiên, xét nghiệm trọng tâm, trọng điểm… nhưng không thể nắm hết được mầm bệnh đang lưu hành trong cộng đồng. Cũng theo Bí thư Thành ủy, tình hình F0 hiện tại của TP HCM tương tự thời kỳ đầu thành phố thực hiện Chỉ thị 10 (cuối tháng 6-2021) và khá giống tình trạng Singapore giai đoạn tháng 7, tháng 8, cũng như xu hướng diễn biến dịch bệnh của thế giới hiện nay. Tức là nhiều nước dù có nền tảng y tế, tốc độ tiêm vắc-xin tốt nhưng khi mở cửa, nới lỏng giãn cách thì dịch bệnh lại bùng phát. Do đó, các địa phương cần lưu ý và nhìn lại để có tính toán hợp lý.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại cuộc họp Ảnh: Trun tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Trun tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh.
Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh mục tiêu chính là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân; phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; phục hồi đời sống, sinh hoạt của cộng đồng. Trong đó, việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân được đặt lên trên hết. "Quan điểm quốc gia là thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả. Làm như thế nào, thích ứng linh hoạt ra sao cho an toàn và hiệu quả, đó cũng là thử thách" - Bí thư Thành ủy nói.
Trên cơ sở đó, lãnh đạo Thành ủy quán triệt tất cả quy định, nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách từ cấp trên phải được cụ thể thành các văn bản, trong đó nêu rõ quy định, tiêu chí, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của từng cá nhân, đơn vị. Các cơ sở kinh doanh cần có bộ tiêu chí kiểm soát quy định rõ ràng chủ cửa hàng phải làm gì, khách đến cửa hàng kiểm soát ra sao, chính quyền giám sát thế nào, khi vi phạm sẽ xử lý những gì… Từ đó, mỗi người biết được nhiệm vụ của bản thân để làm đúng và chấp hành.
Đề xuất hàng quán được phục vụ rượu, bia
Cũng tại hội nghị, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, đề xuất UBND thành phố xem xét 2 phương án kinh doanh đồ uống có cồn (rượu, bia). Phương án 1 là cho phép các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống trên toàn thành phố được phục vụ đồ uống có cồn trong điều kiện có kiểm soát. Điều kiện cụ thể là các cơ sở phải đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19, trong đó khách hàng phải tiêm đủ liều vắc xin; cơ sở kinh doanh hoạt động tối đa 50% công suất, đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày, mật độ phục vụ bàn ăn cách nhau 2 m. Ưu điểm của phương án này là bảo đảm tính thực thi thống nhất trên toàn thành phố, còn nhược điểm là chưa linh hoạt theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Phương án 2 là căn cứ vào mức độ kiểm soát dịch Covid-19 ở từng địa bàn, UBND TP HCM giao UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức xem xét, đánh giá, quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho phép cơ sở kinh doanh sử dụng đồ uống có cồn. Ưu điểm của phương án này là linh hoạt, khai thác hoạt động kinh doanh ăn uống phù hợp với tình hình dịch bệnh; còn nhược điểm là tính thực thi có thể không nghiêm giữa các địa phương.
Cũng theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát việc thí điểm kinh doanh đồ uống có cồn tại TP Thủ Đức và quận 7 được triển khai tốt, chưa phát sinh các vấn đề tiêu cực.
Về đề xuất này, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP HCM, cho rằng với nguyên tắc "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" thì có thể đánh giá theo cấp độ dịch và mở cửa có lộ trình đối với các hoạt động ăn uống kèm theo hoạt động ăn uống có sử dụng đồ uống có cồn.
Còn theo đại diện Sở Y tế TP HCM, trong thời điểm này, thành phố nên tiếp tục cho thí điểm mở rộng và có kiểm soát hoạt động sử dụng thức uống có cồn tại hàng quán. Tức là mở rộng, thí điểm thêm ở một số quận, huyện và có kiểm soát chặt, tuân thủ nghiêm bộ tiêu chí đánh giá an toàn và biện pháp phòng chống dịch. 
Bộ Y tế cho biết ngày 13-11, nước ta ghi nhận 8.497 ca mắc Covid-19 tại 57 tỉnh - thành, trong đó 3.940 ca ngoài cộng đồng. Trong ngày, có thêm 1.843 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 858.054.
Khi phát hiện F0 phải điều tra nguồn lây
Báo cáo tại cuộc họp, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết 7 ngày qua, một số địa bàn có số F0 tăng cao như các huyện Hóc Môn, Bình Chánh; các quận Bình Tân, Gò Vấp, quận 12 và TP Thủ Đức. Số ca tử vong dao động khoảng 40 ca/ngày, trong đó 52% trường hợp tử vong trên 65 tuổi, 85% kèm theo bệnh nền... Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng lý do khiến số lượng F0 gia tăng là vì thành phố không còn thực hiện biện pháp giãn cách xã hội như trước. Vì vậy, Sở Y tế cần tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá. Riêng các địa phương khi phát hiện F0 phải điều tra nguồn lây để có biện pháp kéo giảm.
Trường Hoàng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.