EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để giám sát và kiểm tra việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên một số mặt hàng nông sản xuất khẩu, trong đó có sầu riêng, giữa tháng 6 tới Liên minh châu Âu (EU) sẽ cử đoàn thanh tra đến Việt Nam 10 ngày.

Theo thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), EU vừa có văn bản đề xuất cử đoàn thanh tra đến Việt Nam để kiểm tra, đánh giá các biện pháp kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật trong một số mặt hàng xuất khẩu sang khu vực này. Những loại hàng hóa mà EU tập trung kiểm tra là sầu riêng, thanh long và ớt.

Theo kế hoạch, đoàn thanh tra EU sẽ làm việc tại các địa phương: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, các chuyên gia EU sẽ đến trực tiếp vùng trồng và cơ sở sơ chế, đóng gói để đánh giá việc tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và khả năng truy xuất nguồn gốc.

Đoàn kiểm tra tỉnh Đắk Lắk kiểm tra các cơ sở kinh doanh, đóng gói sầu riêng xuất khẩu. Ảnh: Huỳnh Thủy.
Đoàn kiểm tra tỉnh Đắk Lắk kiểm tra các cơ sở kinh doanh, đóng gói sầu riêng xuất khẩu. Ảnh: Huỳnh Thủy.

Ngoài làm việc tại hiện trường, đoàn EU cũng sẽ đến khảo sát và trao đổi với các đơn vị kiểm định chất lượng tại Việt Nam. Hai đơn vị được chọn tiếp đoàn là Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Hoàn Vũ và Công ty TNHH SGS Việt Nam.

Dự kiến, ngày 11/6, đoàn bắt đầu làm việc tại tỉnh Bình Thuận, sau đó tiếp tục di chuyển tới các tỉnh miền Tây để giám sát lô hàng thanh long, sầu riêng và ớt.

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật yêu cầu các cơ sở trong diện thanh tra chuẩn bị đầy đủ hồ sơ liên quan đến điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, quá trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, mỗi cơ sở cần xây dựng báo cáo tóm tắt về thực trạng sản xuất để làm việc với đoàn thanh tra.

Hiện nay, tỷ lệ nông sản của Việt Nam xuất vào EU đang phải kiểm tra tại cửa khẩu khá cao: Ớt chuông và đậu bắp ở mức 50%, thanh long 20%, sầu riêng 20%. Do đó, việc chuẩn bị tốt cho đợt thanh tra này có ý nghĩa quan trọng nhằm duy trì và mở rộng thị phần tại EU - một thị trường tiềm năng nhưng đầy thách thức.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết: Thị trường EU, mỗi năm nhập khẩu rau quả từ Việt Nam khoảng 350 triệu USD - tương đương với thị trường Mỹ. Tuy nhiên, con số này còn rất khiêm tốn so với nhu cầu và thương mại rau quả khoảng 500 tỷ Euro/năm.

Theo ông Nguyên, châu Âu là một trong những thị trường khó tính nhất trong những thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Ông Nguyên khuyến cáo doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định của thị trường này, bởi chỉ một lô hàng có vấn đề có thể khiến cả ngành hàng bị "tuýt còi”.

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, định kỳ 6 tháng một lần EU sẽ xem xét việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của nhà nhập khẩu để sửa đổi tần suất kiểm tra biên giới đối với từng sản phẩm.

EU đã 2 lần nâng tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam. Ảnh minh họa: IT.
EU đã 2 lần nâng tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam. Ảnh minh họa: IT.

Năm ngoái, EU đã 2 lần thông báo tăng tần suất kiểm tra trên sầu riêng Việt Nam. Vào ngày 17/1/2024, EU đã yêu cầu tăng cường kiểm soát đối với một số mặt hàng từ Việt Nam. Theo đó, ớt chuông chịu tần suất kiểm tra 50% và sầu riêng 10%. Đây cũng là lần đầu tiên sầu riêng Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra tại cửa khẩu với mức tần suất như trên.

Vì liên tục phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, cuối tháng 12/2024, EU tiếp tục thông báo, sẽ tăng gấp đôi tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20% bắt đầu từ ngày 8/1 năm nay.

Không chỉ bị EU tăng tần suất kiểm tra, ngành sầu riêng Việt Nam cũng đang chịu “khủng hoảng” khi Trung Quốc - thị trường tiêu thụ chính - siết chặt kiểm tra tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Rất nhiều lô hàng sầu riêng bị nhiễm chất vàng O và Cadimi bị Trung Quốc trả về gây thiệt hại lớn.

Theo cảnh báo của Hải quan Trung Quốc (GACC), từ đầu năm 2024 đến nay, có tất cả 827 lô hàng sầu riêng, mít, chuối, ớt và xoài của Việt Nam không tuân thủ quy định về ATTP của Trung Quốc. Trong đó, sầu riêng bị cảnh báo nhiều nhất với 761 lô không tuân thủ quy định về ATTP (589 lô nhiễm Cadimi và 157 lô nhiễm Vàng O).

Theo Thanh Huyền (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null