Dùng giấy vệ sinh: Hại hơn bạn tưởng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học khuyến cáo nhà vệ sinh hiện đại nên được trang bị vòi xịt rửa thay vì dùng quá nhiều giấy vệ sinh.
Một số bác sĩ và những nhân vật nổi tiếng tại Mỹ vừa kêu gọi người dân nước này thay đổi thói quen khi đi vệ sinh. Theo khảo sát ở quốc gia này, doanh số bán các dạng vòi xịt rửa trong nhà vệ sinh đang xuống rất thấp, trong khi giấy vệ sinh lại được tiêu thụ chóng mặt.
Giấy vệ sinh thực sự không giúp sạch sẽ như bạn lầm tưởng
Giấy vệ sinh thực sự không giúp sạch sẽ như bạn lầm tưởng
Ngược lại, tại nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Ý, Hy Lạp, người ta sẽ cảm thấy rất bất tiện khi bước vào một nhà vệ sinh không trang bị vòi xịt.
Đây không phải lần đầu các chuyên gia kêu gọi giảm sử dụng giấy vệ sinh – thứ vốn có hại cho môi trường bởi góp phần làm tiêu tốn tài nguyên rừng đang đáng báo động trên toàn thế giới. Ngoài ra, theo các nghiên cứu, việc vệ sinh sau khi đại tiện bằng giấy hay khăn ướt thực sự không đủ sạch sẽ như chúng ta tưởng.
Trong một bài báo được đăng tải trên tạp chí khoa học Scientific American, tiến sĩ - bác sĩ Peter K. Meyer, một chuyên gia hàng đầu về tiêu hóa ở Georgia, người đang cộng tác tại nhiều bệnh viện ở Mỹ và Châu Âu, cảnh báo rằng nhiều căn bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa sẽ đe dọa cộng đồng chỉ vì thói quen dùng giấy vệ sinh.
Cấu tạo hậu môn với nhiều nếp gấp không cho phép một tờ giấy làm sạch nó hoàn toàn, chưa kể một lượng phân nhỏ mang theo nhiều vi khuẩn, virus không thể nhìn thấy cũng bám ra bàn tay bạn khi bạn vệ sinh cơ thể, mà việc rửa tay sau đó chưa chắc loại bỏ hoàn toàn.
Chưa kể, nhiều trường hợp tổn thương hậu môn-trực tràng đã được ghi nhận. Vì muốn sạch sẽ, bệnh nhân đã tạo ra lực ma sát quá đà lên vùng niêm mạc quá mong manh ở khu vực này. Về lâu dài, đó có thể là nguyên nhân dẫn đến các vết nứt, bệnh trĩ và nhiều rắc rối về hậu môn-trực tràng khác.
Theo tiến sĩ Meyer, vòi xịt toilet là lựa chọn vừa an toàn cho sức khỏe của bạn, vừa thân thiện với môi trường. Về mặt y khoa, nước sạch thực sự là một phương pháp tẩy rửa an toàn và triệt để, phù hợp với cấu trúc khá nhạy cảm của vùng hậu môn, giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây bệnh.
Nhiều người cho rằng việc dùng vòi xịt sẽ tiêu tốn nhiều nước, có hại cho tài nguyên nước. Tiến sĩ Meyer tiết lộ điều ít ai biết: Để sản xuất giấy vệ sinh, người ta cũng phải sử dụng rất nhiều nước và clo. Mỗi lần dùng vòi xịt trung bình tốn hơn 0,47 lít nước, trong khi mỗi cuộn giấy đòi hỏi khoảng 680 gram gỗ, 1,3 kWh/giờ điện năng và… 140 lít nước .
A. Thư (Scientific American, Daily Mail, nld)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.