Đức Cơ: chủ động phòng tránh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, nhờ chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, kịp thời ngăn chặn dịch bệnh long móng lở mồm (LMLM) trên đàn gia súc, huyện Đức Cơ đã hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra, bảo vệ vật nuôi tăng trưởng ổn định.
Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y Đức Cơ hướng dẫn, kiểm tra người chăn nuôi vệ sinh chuồng trại. Ảnh: N.T
Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y Đức Cơ hướng dẫn, kiểm tra người chăn nuôi vệ sinh chuồng trại. Ảnh: N.T
Gia đình ông Phùng Ngọc Dũng (tổ dân phố 1, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) đã hoàn tất việc tiêm vắc xin cho đàn heo và gà, vịt của mình. Là một trong những hộ phát triển kinh tế nhờ chăn nuôi nên ông Dũng rất quan tâm, chú trọng việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình. “ Cán bộ thú y thị trấn, huyện đã tuyên truyền, hướng dẫn gia đình tôi cách vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải trong chăn nuôi, đặc biệt tiêm vắcxin phòng chống dịch theo 2 đợt tiêm phòng vắcxin trong năm cho đàn heo. Bên cạnh đó, gia đình cũng thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đảm bảo đàn lợn của gia đình sinh trưởng và phát triển tốt. Khi có nghi ngờ xuất hiện bệnh phải kịp thời báo cáo cho nhân viên thú y, UBND thị trấn để thực hiện các biện pháp phòng chống theo quy định... Nhờ vậy trong 1 năm gia đình tôi xuất chuồng được hơn 70 con heo, và một số gà, vịt, tăng thu nhập cho gia đình”.
Theo thống kê từ Trạm chăn nuôi và Thú y Đức Cơ, đàn gia súc trên địa bàn hiện có khoảng 17.000 con và đàn gia cầm có khoảng trên 11.300 con. Những năm qua, tình hình chăn nuôi của địa phương có hướng tăng dần đều về số lượng. Theo đó, nhiều hộ dân đã thoát nghèo bền vững nhờ đầu tư chăn nuôi. 
Người chăn nuôi chủ động theo dõi, kiểm tra đảm bảo đàn gia súc, gia cầm của gia đình sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: N.T
Người chăn nuôi chủ động theo dõi, đảm bảo đàn gia súc, gia cầm của gia đình sinh trưởng tốt. Ảnh: N.T
Để giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch bệnh cũ, ngăn chặn dịch từ ngoài huyện xâm nhập vào địa bàn,  UBND huyện đã ban hành kế hoạch, yêu cầu các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo cán bộ Địa chính-Nông nghiệp, cán bộ Thú y cơ sở tăng cường giám sát tình hình chăn nuôi tới tận thôn, làng, hộ gia đình. Vận động các tổ chức đoàn thể của địa phương cùng tham gia công tác giám sát dịch. Khi phát hiện có gia súc nghi bị nhiễm bệnh cần nuôi nhốt cách ly gia súc bị bệnh, thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn thả và báo cáo kịp thời cho các cơ quan chuyên môn, không giấu dịch.
Huyện cũng đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm, tác hại và các biện pháp phòng chống bệnh LMLM gia súc đến cộng đồng bằng cách tiêm phòng vắc xin để người dân hiểu và nghiêm túc thực hiện. Hàng năm, Trạm Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn kiến thức và kỹ năng cơ bản về chẩn đoán lâm sàng và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh LMLM cho các đối tượng thành viên BCĐ cấp xã và thôn trưởng các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện nhằm tăng cường năng lực chuyên môn cho hệ thống giám sát. Cán bộ Trạm Chăn nuôi -Thú y được tham gia tập huấn kiến thức chuyên môn về chẩn đoán bệnh, lấy mẫu, giám sát bệnh LMLM, kỹ năng điều tra ổ dịch… do Chi cục Chăn nuôi-Thú y tổ chức. 
Nhờ tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, giám sát các hộ chăn nuôi đã nghiêm túc chấp hành việc tiêm phòng vắc xin LMLM theo quy định. Công tác dọn vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn thả, nuôi nhốt định kỳ được thực hiện thường xuyên. Các trang trại và gia trại đã thường xuyên theo dõi phòng trừ bệnh dịch theo gia đoạn phát triển của đàn, chủ động tiêm phòng để bảo vệ đàn vật nuôi và phối hợp ngành chức năng có biện pháp xử lý khi nghi ngờ dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó, các ngành chức năng và các địa phương thường xuyên tuyên truyền người chăn nuôi giữ gìn sạch sẽ hệ thống chuồng trại, cho vật nuôi ăn uống đảm bảo vệ sinh, chủ động khoanh vùng ngay khi phát sinh các loại bệnh trên đàn để kịp thời dập tắt.
Trong năm 2017, dịch bệnh ở bò xảy ra ở một số xã nhưng đã được cơ quan chức năng huyện Đức Cơ khống chế kịp thời, không ảnh hưởng đến chăn nuôi. Việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các lò giết mổ của thị trấn Chư Ty được duy trì và gia cầm nhập vào địa bàn huyện được kiểm soát chặt chẽ. Ông Huỳnh Đức Thưởng-Trạm trưởng Chăn nuôi và Thú y Đức Cơ cho biết: “Hiện thời tiết đang hanh khô, gió lạnh chúng tôi khuyến cáo người dân không được chủ quan, nếu có dấu hiệu bất thường trên đàn gia súc, gia cầm phải nhanh chóng báo cáo với chính quyền địa phương để kịp thời xử lý. Chúng tôi sẽ phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra và xử lý kịp thời những trường hợp động vật không rõ nguồn gốc, các trường hợp dịch bệnh gia súc, gia cầm và các đối tượng vi phạm pháp luật thú y về công tác phòng chống dịch bệnh cho động vật”.
Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.