Đưa thổ cẩm vươn xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thổ cẩm Tây Nguyên không chỉ thể hiện nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn phản chiếu rõ chiều sâu văn hóa.

Không dừng lại trong phạm vi thôn làng, trong các sự kiện văn hóa mà với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành trong công tác định hướng, quảng bá, kết nối, thổ cẩm do chính đôi bàn tay của những người phụ nữ DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum cần mẫn dệt nên đã vươn xa, trở thành sản phẩm thời trang, đồ lưu niệm, mang lại thu nhập, góp phần nâng cao đời sống và tiếp sức niềm đam mê cho những người nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm.

Thổ cẩm Tây Nguyên không chỉ thể hiện nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn phản chiếu rõ chiều sâu văn hóa. Từ sự cần cù, chịu khó, từ đôi bàn tay khéo léo cùng trí tưởng tượng phong phú, những nghệ nhân đã dệt nên những tấm thổ cẩm với những họa tiết, màu sắc, hình ảnh gần gũi với cuộc sống đời thường, mang đậm bản sắc các DTTS tại chỗ.

Ngày nay, cuộc sống phát triển, giao thoa văn hóa giữa các vùng miền diễn ra mạnh mẽ nên ngoài việc lấy bông, se chỉ, nhuộm màu từ các loại cây, củ tự nhiên, người phụ nữ DTTS trên địa bàn tỉnh đã kết hợp, sử dụng thêm các chất liệu mới để dệt nên các sản phẩm thổ cẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng.

Thổ cẩm ngày càng vươn xa, trở thành sản phẩm thời trang, quà lưu niệm. Ảnh: N.P

Thổ cẩm ngày càng vươn xa, trở thành sản phẩm thời trang, quà lưu niệm. Ảnh: N.P

Cùng với đó, để bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa thổ cẩm, các ban, ngành, địa phương đã hỗ trợ khung dệt, mở lớp dạy dệt thổ cẩm tại cộng đồng, hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác dệt thổ cẩm, định hướng đa dạng sản phẩm, kết nối đầu ra, tổ chức các hoạt động tôn vinh giá trị thổ cẩm… đã giúp cho thổ cẩm bước qua được giai đoạn người già bỏ khung cửi, lớp trẻ ít mặn mà, để ngày càng vươn xa, nâng cao giá trị.

Không còn bó buộc trong phạm vi, đời sống của thôn, làng, trong các lễ hội, sản phẩm thổ cẩm do đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ DTTS trên địa bàn tỉnh dệt nên đã trở thành các sản phẩm thời trang, đồ lưu niệm được nhiều người trong và ngoài tỉnh quan tâm mua làm quà tặng, sử dụng hằng ngày như áo dài kết hợp chất liệu truyền thống với vải thổ cẩm, áo dài được may hoàn toàn từ vải thổ cẩm, áo khoác, váy, giỏ xách, ví cầm tay, khăn quàng cổ, khăn trải bàn làm từ vải thổ cẩm… Sản phẩm làm ra có đầu ra, các nghệ nhân cũng nhờ vậy mà có thêm nguồn thu, có thêm động lực đầu tư cho các sản phẩm dệt thổ cẩm ngày càng đẹp, sắc nét.

Sắc màu thổ cẩm trong chương trình "Đăk Hà ngày mùa". Ảnh: NP

Sắc màu thổ cẩm trong chương trình "Đăk Hà ngày mùa". Ảnh: NP

Mới đây, tại chương trình nghệ thuật “Đăk Hà ngày mùa” do huyện Đăk Hà tổ chức, đông đảo người mẫu chuyên nghiệp, người mẫu, diễn viên không chuyên, các em học sinh đã khoác lên mình các bộ trang phục thổ cẩm được thiết kế cách điệu hoặc giữ trọn vẹn các họa tiết, kiểu dáng truyền thống để biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tái hiện cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất thường ngày. Hay trong chương trình “Đêm hội áo dài” do Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ và hưởng ứng Tuần lễ áo dài, cùng với những chiếc áo dài được may bằng các chất liệu truyền thống bấy lâu nay như lụa tơ tằm, sa tanh..., các đại biểu và khán giả còn được thưởng lãm vẻ đẹp áo dài kết hợp giữa chất vải truyền thống với thổ cẩm, hoặc áo dài được thiết kế hoàn toàn từ chất liệu thổ cẩm đã mang lại vẻ đẹp, thông điệp riêng về đời sống, văn hóa của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.

Với nhiều hoạt động hỗ trợ, tôn vinh đã giúp cho đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh hiểu được giá trị văn hóa, giá trị hàng hóa mà thổ cẩm mang lại. Từ đó càng tạo động lực, niềm đam mê không chỉ cho các nghệ nhân có tay nghề dệt thổ cẩm lâu năm mà còn cho lớp thanh thiếu niên người DTTS đang theo học cách se, cách nhuộm, cách dệt có ý thức gìn giữ, trao truyền và sáng tạo để nâng tầm, đưa thổ cẩm ngày càng vươn xa.

Có thể bạn quan tâm

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.