Sức hút từ thổ cẩm Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nét đẹp văn hóa từ thổ cẩm truyền thống của dân tộc Jrai, Bahnar ở vùng đất Gia Lai đã có sức hút đặc biệt với du khách thập phương. Ngoài việc được ngắm nhìn nghệ nhân say sưa bên khung dệt, nhiều người còn cảm thấy thích thú khi được trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc này.
Gia Lai là địa phương sở hữu văn hóa đa sắc màu. Chính vì vậy, việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của cộng đồng dân tộc Jrai, Bahnar cũng là việc làm thiết thực góp phần phát triển nghề dệt thổ cẩm nói riêng và nghề truyền thống nói chung.

Gia Lai là địa phương sở hữu văn hóa đa sắc màu. Chính vì vậy, việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của cộng đồng dân tộc Jrai, Bahnar cũng là việc làm thiết thực góp phần phát triển nghề dệt thổ cẩm nói riêng và nghề truyền thống nói chung.

Du khách tìm hiểu, cảm nhận về nét đẹp truyền thống kết hợp với vẻ đẹp hiện đại của thổ cẩm trong không gian thân thiện, gần gũi tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).
Du khách tìm hiểu, cảm nhận về nét đẹp truyền thống kết hợp với vẻ đẹp hiện đại của thổ cẩm trong không gian thân thiện, gần gũi tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).
Thổ cẩm của người Jrai ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) tạo được sức hút mạnh mẽ với du khách bởi nét đặc trưng và ý nghĩa riêng về kỹ thuật nhuộm vải, thêu hoa văn, được truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên bức tranh thổ cẩm đa sắc, độc đáo.
Thổ cẩm của người Jrai ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) tạo được sức hút mạnh mẽ với du khách bởi nét đặc trưng và ý nghĩa riêng về kỹ thuật nhuộm vải, thêu hoa văn, được truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên bức tranh thổ cẩm đa sắc, độc đáo.
Tổ hợp tác dệt thổ cẩm của làng Chuét Ngol (xã Chư Á, TP. Pleiku) thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm và đặt hàng. Công tác duy trì và phát triển nghề truyền thống, biến thổ cẩm thành hàng hóa, thu hút khách du lịch được Tổ hợp tác đặc biệt chú trọng.

Tổ hợp tác dệt thổ cẩm của làng Chuét Ngol (xã Chư Á, TP. Pleiku) thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm và đặt hàng. Công tác duy trì và phát triển nghề truyền thống, biến thổ cẩm thành hàng hóa, thu hút khách du lịch được Tổ hợp tác đặc biệt chú trọng.

Hoa văn trên trang phục cũng như trên các vật dụng làm từ thổ cẩm của người Jrai ở làng Chuét Ngol thường theo mô típ tượng trưng, cách điệu các hình tượng từ thiên nhiên và đời sống thường ngày như hoa lá, động vật. Thổ cẩm làng Chuét Ngol dần vươn ra thị trường, đến gần hơn với du khách thập phương.
Hoa văn trên trang phục cũng như trên các vật dụng làm từ thổ cẩm của người Jrai ở làng Chuét Ngol thường theo mô típ tượng trưng, cách điệu các hình tượng từ thiên nhiên và đời sống thường ngày như hoa lá, động vật. Thổ cẩm làng Chuét Ngol dần vươn ra thị trường, đến gần hơn với du khách thập phương.
Được xem là một trong những khúc “biến tấu” từ thổ cẩm truyền thống, trang phục áo cưới từ thổ cẩm của anh Tưih (làng Dur, xã Glar, huyện Đak Đoa) đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ, nhận được sự ủng hộ của người dân địa phương và khách du lịch, góp phần đưa sắc màu thổ cẩm Bahnar vươn xa.
Được xem là một trong những khúc “biến tấu” từ thổ cẩm truyền thống, trang phục áo cưới từ thổ cẩm của anh Tưih (làng Dur, xã Glar, huyện Đak Đoa) đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ, nhận được sự ủng hộ của người dân địa phương và khách du lịch, góp phần đưa sắc màu thổ cẩm Bahnar vươn xa.
Thổ cẩm được may thành áo dài, váy cưới, đầm dạ hội… mang đến một sức sống mới với những đường dệt tinh xảo, không chỉ phục vụ người dân trong các ngôi làng mà còn chinh phục hầu hết du khách mỗi khi tới với vùng đất Gia Lai.
Thổ cẩm được may thành áo dài, váy cưới, đầm dạ hội… mang đến một sức sống mới với những đường dệt tinh xảo, không chỉ phục vụ người dân trong các ngôi làng mà còn chinh phục hầu hết du khách mỗi khi tới với vùng đất Gia Lai.
Chính sức hút từ thổ cẩm đã tạo động lực để mỗi bạn trẻ Jrai, Bahnar có thêm động lực để nối tiếp niềm đam mê nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Chính sức hút từ thổ cẩm đã tạo động lực để mỗi bạn trẻ Jrai, Bahnar có thêm động lực để nối tiếp niềm đam mê nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

Tưng bừng Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Tưng bừng Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Sáng 2-11, tại xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai tưng bừng khai hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2024. Sau đây là một số hình ảnh về Lễ hội dưới góc máy của Nhiếp ảnh gia Phạm Quý.

Du lịch chờ 'mỏ vàng' khách Trung Đông

Du lịch chờ 'mỏ vàng' khách Trung Đông

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và các nước khác thuộc khu vực Trung Đông những ngày qua đang mở ra cơ hội cho du lịch VN đón dòng khách lớn từ thị trường Trung Đông, nơi các "đại gia" chi tiêu hào phóng nhất thế giới.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.