Đưa các trường không đủ điều kiện tự chủ vào thực hiện liên kết tại trung tâm GDQP và AN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Kế hoạch giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2023 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương ký ban hành.

Kế hoạch nhằm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP và AN) theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Theo đó, cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP và AN Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng thuộc các bộ, ngành liên quan tham mưu, đề xuất với lãnh đạo bộ, ngành nâng cao chất lượng thực hiện quản lý nhà nước về công tác GDQP và AN theo thẩm quyền.

Kịp thời củng cố, kiện toàn Hội đồng GDQP và AN các cấp đảm bảo đủ số lượng, đúng thành phần theo quy định; duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng, Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP và AN các cấp.

Cùng đó, các ban, bộ, ngành trung ương và Hội đồng GDQP và AN các cấp rà soát, nắm số lượng, phân loại đối tượng phải BDKTQP và AN để xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh tổ chức các lớp BDKTQP và AN cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; thực hiện việc cập nhật BDKTQP và AN cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý 2 nhiệm kỳ liên tiếp không thay đổi chức danh hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Cũng theo Kế hoạch, các bộ, ngành trung ương và địa phương tiếp tục triển khai xây dựng các trung tâm GDQP và AN thuộc quyền quản lý; chỉ đạo các nhà trường có trung tâm GDQP và AN, các trường được tự chủ môn học GDQP và AN khắc phục những tồn tại, hạn chế; mua sắm bổ sung vật chất, mô hình học cụ, trang thiết bị dạy học, trang phục cho giảng viên, củng cố giảng đường, phòng học chuyên dùng, thao trường, bãi tập phục vụ cho môn học GDQP và AN theo quy định hiện hành.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học được tự chủ môn học GDQP và AN; kiên quyết đưa các trường không đủ điều kiện tự chủ vào thực hiện liên kết tại trung tâm GDQP và AN; đối với những trường đủ điều kiện tự chủ chỉ cho phép tự chủ có thời hạn không quá 5 năm, sau đó kiểm tra lại, nếu không đủ điều kiện tự chủ sẽ đưa vào thực hiện liên kết tại trung tâm GDQP và AN. Không cho phép tăng thêm các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học được tự chủ môn học GDQP và AN, để tránh phá vỡ quy hoạch hệ thống trung tâm GDQP và AN. Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác GDQP và AN các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Đồng thời, các ban, bộ, ngành trung ương, Hội đồng GDQP và AN các quân khu, địa phương thực hiện kiểm tra công tác GDQP và AN đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.