Đột phá "ngựa thành Troy" trị 6 bệnh ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phương pháp mới tấn công bệnh ung thư từ bên trong chính tế bào bệnh đã phát huy hiệu quả đáng ngạc nhiên trên nhiều bệnh nhân được đánh giá là hết thuốc chữa.

Nhóm khoa học gia đến từ Viện Nghiên cứu Ung thư Anh và tổ chức Royal Marsden NHS Foundation Trust đã phát triển thành công phương thuốc trị ung thư đột phá mà cách nó hoạt động y hệt biệt danh "ngựa thành Troy" do người ta đặt cho nó.

 
 Thuốc mới sẽ nhắm vào các cấu trúc bề mặt của tế bào ung thư, rồi lén thả một
Thuốc mới sẽ nhắm vào các cấu trúc bề mặt của tế bào ung thư, rồi lén thả một "chú ngựa thành Troy" vào để tiêu diệt tế bào bệnh từ bên trong - ảnh: SHUTTERSTOCK


Thuốc có tên thật là tisotumab vedoti. Thay vì tìm đến các tế bào ung thư và tấn công chúng từ bên ngoài, phương thuốc này sẽ bí mật cài chất gây hủy diệt vào bên trong tế bào và tiêu diệt chúng từ bên trong.

147 tình nguyện viên là bệnh nhân ung thư giai đoạn nặng, đã không còn đáp ứng với bất cứ thuốc trị ung thư hiện đại nào đã tham gia thử nghiệm. Họ mắc 1 trong 7 dạng ung thư: bàng quang, buồng trứng, phổi, cổ tử cung, nội mạc tử cung, thực quản, buồng trứng, tuyến tiền liệt.

Kết quả ngoài mong đợi: rất nhiều bệnh nhân thuộc 6/7 nhóm bệnh ung thư này đã được hưởng lợi, khi khối u của họ ngừng phát triển hoặc thậm chí là co lại. Thuốc có thể không giúp những bệnh nhân quá nặng này khỏi hẳn bệnh nhưng giúp họ kéo dài sự sống đáng kể.

Tỉ lệ đáp ứng ở bệnh nhân ung thư bàng quang là cao nhất – 27%, tỉ lệ này ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung là 26%, 13% ở bệnh nhân ung thư thực quản và ung thư phổi dạng không tế bào nhỏ. Chỉ duy nhất bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt là không được hưởng lợi gì từ thuốc này.

Theo giáo sư Johann de Bono, đến từ Viện Nghiên cứu Ung thư Anh, tác giả chính của nghiên cứu, đây mới chỉ là những thử nghiệm ban đầu của "ngựa thành Troy". Các kết quả trên là rất khả quan, chứng minh rằng cách tiếp cận từ bên trong có thể thành công với nhiều dạng ung thư kháng trị. Hiện các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu với hy vọng giúp thuốc hiệu quả hơn nữa.

Thuốc đang được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch, có tác dụng phụ nhưng không đáng nguy hiểm, bao gồm chảy máu cam (69%), mệt mỏi (56%), buồn nôn (52%) và rụng tóc (44%).

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Lancet Oncology.

A. Thư (Theo Independent, Daily Mail, nld)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.