Đồng Việt Nam trụ vững niềm tin trong đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm 2021, dù dịch bệnh khó khăn, hầu hết các đồng tiền trên thế giới và khu vực bị mất giá, thì VNĐ vẫn là một trong số ít đồng tiền lên giá so với đồng tiền có giá trị tham chiếu là USD. Điều này cho thấy niềm tin vào VNĐ đang ngày được củng cố nhờ sự điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Ngày 12/11/2021, VNĐ đã chính thức chạm điểm mạnh mất, khi tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng giảm về mức 22.655 đồng/USD so với mức 23.085 đồng/USD ghi nhận vào đầu năm. Đồng nghĩa, đến giữa tháng 11, VND đã tăng giá gần 1,9% so với USD. Như vậy, trong suốt 11 tháng đầu năm, VNĐ đã ghi nhận xu hướng tăng giá so với USD, nói cách khác, tỷ giá USD/VND đã suy yếu bất chấp chỉ số US Dollar Index – thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh - liên tục leo dốc trên thị trường quốc tế (tăng 6,7%). Với mức tăng này, cho dù trong tháng cuối cùng của năm 2021, VNĐ đã đảo chiều giảm giá so với USD sau một loạt đợt điều chỉnh tỷ giá trung tâm của NHNN cùng với nhu cầu mua ngoại tệ từ nhóm khách hàng doanh nghiệp và hoạt động giao dịch ngân hàng tăng cao, thì vị thế của VNĐ vẫn được khẳng định trên bản đồ tài chính khu vực.

Trong báo cáo tổng kết năm, NHNN đã khẳng định thị trường ngoại tệ, tỷ giá tiếp tục giữ vững sự ổn định. “NHNN sẵn sàng bán can thiệp ngoại tệ khi tâm lý thị trường diễn biến bất lợi; mua ngoại tệ khi nguồn cung ngoại tệ dồi dào, đảm bảo thanh khoản thị trường thông suốt ngay cả khi thị trường quốc tế biến động mạnh, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ; dự trữ ngoại hối nhà nước được củng cố. Thị trường vàng trong nước tiếp tục tự điều tiết tốt, biến động của giá vàng không ảnh hưởng tới biến động của tỷ giá, thị trường ngoại hối cũng như nền kinh tế vĩ mô”, NHNN cho biết.

Đánh giá về sự ổn định của VNĐ, giới phân tích cho rằng, NHNN đang điều hành tỷ giá một cách linh hoạt theo quy luật cung cầu của thị trường ngoại hối hơn. Trong một báo cáo phân tích của mình, Công ty Chứng khoán SSI đưa ra nhìn nhận, về cơ bản, VNĐ vẫn cho thấy sức mạnh của mình thông qua nguồn cung ngoại tệ vào Việt Nam vẫn duy trì tích cực khi cán cân thương mại thặng dư bên cạnh dòng vốn FDI giải ngân và dòng tiền kiều hối khả quan.

Ngoài ra, dòng vốn gián tiếp thông qua các thương vụ M&A cũng duy trì tốt đã trợ giúp cho nguồn cung này. Về phía cầu, niềm tin của người dân vào VND được củng cố khi lạm phát duy trì ở mức thấp dưới 2% đã giúp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ. Cùng chung quan điểm, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán của HSBC cho rằng, trong năm 2021, những cam kết của NHNN trong việc đẩy mạnh các thay đổi về chính sách ngoại hối và tỷ giá hối đoái mạnh hơn là một trong những tác nhân chính cho xu hướng tỷ giá thời gian vừa qua.

Ngoài ra, bên cạnh vai trò điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt của NHNN nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, VND trở thành đồng tiền tăng giá mạnh thứ hai khu vực trong năm nay còn đến từ những yếu tố thị trường và kinh tế vĩ mô như dòng vốn đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam ổn định; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ; kiều hối vẫn giữ đà tăng tích cực, đạt 12,5 tỷ USD - đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới gần hai năm qua và khiến dòng kiều hối toàn cầu suy giảm mạnh.

Với những tiềm lực này, bên cạnh kinh nghiệm điều hành, thị trường ngoại hối trong nước có khả năng đứng vững khi Việt Nam có một “tấm nệm” rất an toàn khi có trong tay khoảng 105 tỷ USD dự trữ ngoại hối - một con số cao kỷ lục từ trước đến nay. Cũng với mức dự trữ ngoại hối này, Việt Nam chứng tỏ được với nhà đầu tư về khả năng giữ ổn định thị trường không chỉ bằng chính sách kiên định, mà chính bằng nguồn lực thực sự. Vì vậy, bất chấp thế giới biến động, vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào Việt Nam, người dân và doanh nghiệp vẫn tin tưởng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.

 


https://cand.com.vn/Thi-truong/dong-viet-nam-tru-vung-niem-tin-trong-dai-dich-i640314/

Theo HÀ AN (cand)

Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng thuế điện tử (eTax). Ảnh: Internet

Toàn bộ hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

(GLO)- Theo thông tin Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa (Cục Thuế) cho biết, từ 8 giờ ngày 17-3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12-3 đến 8 giờ ngày 17-3) để phục vụ nâng cấp, chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.

Theo công bố của Cục Thuế tỉnh Gia Lai, có 83.053 hóa đơn điện tử đủ điều kiện tham gia kỳ lựa chọn "Hóa đơn may mắn" quý III năm 2024. Ảnh: Sơn Ca

Gia Lai có 334 người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (trước đây) về việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai có 334 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Bắt kịp xu thế

Bắt kịp xu thế

Liên quan quản lý tiền kỹ thuật số (tiền số, 'tiền ảo'), Tổng Bí thư Tô Lâm vừa nhấn mạnh không để chậm chân, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới cũng như những phương thức giao dịch hiện đại.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.