Đồng hành với học sinh nghèo Gia Lai mùa tựu trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- ​Chuẩn bị mùa tựu trường, nhiều gia đình nghèo ở Gia Lai không khỏi lo lắng để chuẩn bị các khoản tiền mua quần áo, đồ dùng học tập cho con em mình. Vì vậy, sự chung tay, góp sức của các tổ chức, cá nhân tiếp sức cho học sinh đến trường là rất đáng trân trọng.

Tất bật lo cho con

Một chiều trung tuần tháng 8, chúng tôi ghé thăm gia đình chị Ksor H’Up (làng Breng 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai). Chị đang cùng các con kiểm tra lại đồ dùng học tập, quần áo đồng phục, sửa lại chiếc xe máy cũ được người chú cho mượn để con có phương tiện đến trường.

Chị Ksor H’Up (làng Breng 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) cùng con trai Ksor Phước và con gái Ksor H'Liêm kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở cho con. Ảnh: Đinh Yến

Chị Ksor H’Up (làng Breng 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) cùng con trai Ksor Phước và con gái Ksor H'Liêm kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở cho con. Ảnh: Đinh Yến

Làm mẹ đơn thân, lại thuộc diện hộ nghèo, để chăm cho 3 đứa con vào năm học mới là gánh nặng có phần quá sức đối với chị Ksor H’Up. Không có nghề nghiệp ổn định, cuộc sống của 4 mẹ con chị H'Up dựa vào 300 cây cà phê và 2 sào lúa nước. Chị Ksor H’Up kể: “Nhà có 3 con, trong đó, đứa lớn là Ksor Phưng (SN 2006) vừa tốt nghiệp THPT, ước mơ được đi học trường nghề nhưng vì hoàn cảnh khó khăn đành gác lại để cho 2 em được tiếp tục đến trường là Ksor Phước (SN 2009) học lớp 10 Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) và em út là Ksor H’Liêm (SN 2011) học lớp 8 Trường THCS Trần Phú (xã Ia Dêr). Thương con nhưng một mình tôi không kham nổi, đi làm thuê cũng chỉ được 200.000 đồng/ngày đủ lo cơm nước qua ngày”.

Hiểu nỗi lo của mẹ, Phưng tâm sự: “Ước mơ của em là sau khi tốt nghiệp THPT được đi học nghề sửa chữa xe máy nhưng do hoàn cảnh khó khăn, mẹ thì đi làm thuê từng ngày để kiếm tiền lo cho các em ăn học nên em đành phải gác ước mơ lại, đi làm thuê phụ giúp mẹ”.

Chị Siu Blec (làng Dơ Nông Ó, xã Kon Htok, huyện Chư Sê) giúp 3 người con chuẩn bị sách vở cho năm học mới. Ảnh: Đinh Yến

Chị Siu Blec (làng Dơ Nông Ó, xã Kon Htok, huyện Chư Sê) giúp 3 người con chuẩn bị sách vở cho năm học mới. Ảnh: Đinh Yến

Gia đình chị Siu Blec (làng Dơ Nông Ó, xã Kon Htok, huyện Chư Sê) cũng có 3 con vào năm học mới 2023-2024. Chị Blec nói: “Vợ chồng đều làm nông, chỉ trông chờ vào hơn 1 sào cà phê và 5 sào lúa nước. Giá nông sản năm vừa rồi có nhích lên cao nhưng sản lượng đạt thấp, chi phí phân bón cao, làm lụng vất vả mà chẳng có dư. Vợ chồng tôi cứ hết việc nhà là lại đi tất bật làm thuê nhưng chưa thoát cảnh khó khăn”. Cũng bởi thế mà mấy năm nay, vào đầu năm học mới, gia đình chị Blec lại vay mượn để có tiền mua sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cho các con. Chị Blec chia sẻ: “Năm học 2024-2025, Siu Quý vào học lớp 10, trường cách nhà hơn 10 km đi lại khó khăn. Cháu ước mơ có chiếc xe đạp đến trường mà khó quá. Vào năm học mới có nhiều khoản phải chi tiêu nên tôi lo lắm. Tôi vừa xin được ít sách vở, đồng phục cũ cho các con để kịp đến trường với chúng bạn”.

Không chỉ ở vùng nông thôn, việc lo cho con vào năm học mới cũng là nỗi niềm trăn trở của nhiều phụ huynh có kinh tế khó khăn ở TP. Pleiku. Chị Nguyễn Thị Năm (ở làng A, xã Gào) có 2 con chuẩn bị tựu trường lớp 6 và lớp 8. Gia đình thuộc diện khó khăn, sống bằng nghề làm thuê, thu nhập không ổn định nên để lo cho các con đến trường, vợ chồng chị Năm phải tằn tiện chi tiêu. Chị Năm trải lòng: “Gia đình khó khăn, nhưng thấy con ham học nên vợ chồng tôi cũng gắng lo cho con. 2 tháng nay, vợ chồng tôi đi làm thuê, dành dụm, tiết kiệm từng đồng để mua sách, vở cho con đến trường. Còn quần áo đồng phục tận dụng của năm trước và được anh chị em trong dòng họ cho”.

…Với những gia đình có điều kiện thì không sao, nhưng với gia đình khó khăn, có 2-3 con đi học thì mùa tựu trường thì các khoản chi phí đầu năm học thực sự là gánh nặng.

Tiếp sức em đến trường

Để giảm bớt gánh nặng cho học sinh nghèo trong mùa tựu trường, những ngày gần đây, các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã đồng hành, có nhiều hoạt động chia sẻ. Ngày 16-8, Đại đức Thích Quảng Phước-Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê, trụ trì Chùa Mỹ Thạch đã kêu gọi các nhà hảo tâm trong, ngoài huyện tổ chức chương trình “Cùng em đến trường” và trao 500 suất quà gồm: ba lô, tập vở, bút cho các em học sinh xã Kông Htok (huyện Chư Sê). Đại đức Thích Quảng Phước-cho hay: Thời gian tới, nhà chùa tiếp tục phối hợp với các đơn vị ở trong, ngoài tỉnh tổ chức nhiều hoạt động góp phần hỗ trợ học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa có điều kiện đến trường.

Đại đức Thích Quảng Phước (thứ 4 từ phải sang)-Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê, trụ trì Chùa Mỹ Thạch tặng cặp sách và đồ dùng học tập cho học sinh trên địa bàn huyện Chư Sê. Ảnh: Đinh Yến

Đại đức Thích Quảng Phước (thứ 4 từ phải sang)-Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê, trụ trì Chùa Mỹ Thạch tặng cặp sách và đồ dùng học tập cho học sinh trên địa bàn huyện Chư Sê. Ảnh: Đinh Yến

Em Siu Quý (làng Dơ Nông Ó, xã Kon Htok, huyện Chư Sê): “Gia đình em khó khăn nên chưa có tiền mua sắm đầy đủ sách, vở. Hôm nay em được tặng cặp, bút, vở. Em cũng rất mừng khi nhận được suất học bổng 500 ngàn đồng. Em sẽ dùng để mua quần áo đồng phục, sách giáo khoa cho năm học mới”.

Chuẩn bị cho năm học 2024-2025, Hội Khuyến học huyện Ia Grai vận động các nhà hảo tâm tặng học bổng cho học sinh nghèo xã Ia O. Ông Đinh Xuân Thao-Chủ tịch Hội khuyến học huyện Ia Grai-cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn huyện còn một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ, do đó Hội phối hợp các tổ chức đoàn thể xã, doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí tặng quà, học bổng cho học sinh nghèo. Đến nay, đã vận động được 200 suất học bổng, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng và trên 2.000 vở viết để trao tặng học sinh nghèo giúp các em vững bước vào năm học mới”.

Ông Đinh Xuân Thao-Chủ tịch Hội khuyến học huyện Ia Grai tặng giấy chứng nhận danh hiệu "Học không bao giờ cùng" và số tiền 3 triệu đồng cho em Puih H' Pưn-Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, xã Ia Chía, huyện Ia Grai. Ảnh: Xuân Thao

Ông Đinh Xuân Thao-Chủ tịch Hội khuyến học huyện Ia Grai tặng giấy chứng nhận danh hiệu "Học không bao giờ cùng" và số tiền 3 triệu đồng cho em Puih H' Pưn-Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, xã Ia Chía, huyện Ia Grai. Ảnh: Xuân Thao

Ông Dương Đình Diện-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai-cho biết: “Trước thềm năm học 2024-2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh kết nối với Tập đoàn Vingroup trao 100 suất học bổng cho học sinh nghèo học giỏi trên địa bàn tỉnh. Chương trình đã trao tặng học bổng cho 100 em học sinh, sinh viên khó khăn, học giỏi năm học 2023-2024 ở TP. Pleiku và các huyện: Chư Păh, Ia Grai, Đak Đoa; mỗi em được nhận hỗ trợ 700.000 đồng/tháng. “Những suất học bổng của Quỹ Thiện Tâm Tập đoàn Vingroup tiếp tục hỗ trợ là rất ý nghĩa, góp phần tiếp sức, động viên, khích lệ các em học sinh, sinh viên vượt qua khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Qua đó, góp phần cùng tỉnh thực hiện tốt công tác an sinh xã hội”-Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ tỉnh thông tin.

Ông Dương Đình Diện (thứ 5 từ phải sang)-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Gia Lai cùng đại diện Qũy Thiện Tâm-Tập đoàn Vingroup trao học bổng cho các em học sinh. Ảnh: Đ.D

Ông Dương Đình Diện (thứ 5 từ phải sang)-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Gia Lai cùng đại diện Qũy Thiện Tâm-Tập đoàn Vingroup trao học bổng cho các em học sinh. Ảnh: Đ.D

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng ngày hội khai trường

Hân hoan ngày hội khai trường

(GLO)- Hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, sáng 5-9, hơn 400 ngàn học sinh của 759 trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chào đón năm học mới 2024-2025 trong tâm thế hân hoan, phấn khởi.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Sẵn sàng bước vào năm học mới

Gia Lai sẵn sàng bước vào năm học mới

(GLO)- Với sự chủ động trong công tác chuẩn bị từ cơ sở vật chất đến huy động học sinh ra lớp, tới thời điểm này, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã sẵn sàng bước vào năm học 2024-2025 cùng quyết tâm thực hiện tốt chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Học phí đại học đã phù hợp với mức sống?

Học phí đại học đã phù hợp với mức sống?

Năm học 2024 - 2025, học phí tại các trường ĐH dao động từ trên 10 triệu đến trên 800 triệu đồng/năm. Học phí ĐH đang trở thành nỗi lo với nhiều gia đình. Vấn đề đặt ra là mức thu học phí của các trường hiện nay đã tương xứng, phù hợp với mức sống trung bình của người dân?
Trái tim của thầy giáo Sang

Trái tim của thầy giáo Sang

Tính đến tháng 8.2024, anh Trương Chấn Sang (28 tuổi, giáo viên tiếng Anh Trường TH-THCS-THPT Phan Chu Trinh, TP.Dĩ An, Bình Dương) đã tặng được hơn 3.000 chiếc ba lô, 1.000 áo ấm, cùng 100 suất học bổng (khoảng 50 triệu đồng) cho các em học sinh khó khăn ở nhiều tỉnh thành, vùng miền.
Huyện Đoàn Ia Pa phối hợp tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường và Trung thu sớm” cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (xã Ia Broăi). Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa huy động nguồn lực tiếp sức học sinh nghèo mùa tựu trường

(GLO)- Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, các ban, ngành, đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động tiếp sức đến trường. Mỗi suất học bổng, chiếc xe đạp, cặp sách…là động lực để những “mầm xanh” tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ con chữ.
Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.
Bộ GD&ĐT sẽ 'cởi trói' để giáo viên dạy thêm như thế nào?

Bộ GD&ĐT sẽ 'cởi trói' để giáo viên dạy thêm như thế nào?

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD&ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình. Do đó, việc học thêm là sự tự nguyện của người dân.